Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Khoái Châu: Hội nghị ứng phó với siêu bão Mangkhut

Đăng ngày 14 - 09 - 2018
100%

Chiều 14/9, tại UBND huyện Khoái Châu, Ban chỉ đạo về Phòng chống thiên tai huyện tổ chức Hội nghị ứng phó với siêu bão Mangkhut.

Ảnh tại Hội nghị

 

          Dự và chủ trì hội nghị: Ông Nguyễn Đức Sơn, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo về Phòng chống thiên tai – TKCN huyện.
         Theo dự báo vào Hồi 13 giờ ngày 14/9, vị trí tâm siêu bão vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 125,7 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Phi-líp-pin) khoảng 360km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17 (200-220km/giờ), giật trên cấp 17. 
          Dự báo trong 24 giờ tới, siêu bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Như vậy, khoảng trưa và chiều mai siêu bão sẽ đi vào khu vực Đông Bắc của Biển Đông. Đến 13 giờ ngày 15/9, vị trí tâm siêu bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 119,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc đảo Lu-Dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 400km tính từ vùng tâm bão; phạm vi gió mạnh cấp 10 trở lên khoảng 200km tính từ vùng tâm bão.  
          Do ảnh hưởng của bão, từ đêm nay (14/9) ở vùng biển Đông Bắc Biển Đông có mưa bão và gió mạnh dần lên cấp 11-12, từ sáng mai (15/9) tăng lên cấp 14-15, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.
          Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ  Bắc; phía Đông kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, siêu bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 13 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 113,7 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông và cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 340km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 17. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3-4.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 13 giờ ngày 17/9, vị trí tâm bão ở khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực biên giới Việt -Trung. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 14. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3-4.
          Siêu bão MANGKHUT có nhiều khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Hưng Yên và gây ra thời tiết thủy văn rất nguy hiểm. Cụ thể từ ngày 17/9  sẽ có mưa to đến rất to với lượng mưa cả đợt phổ biến 150 - 250mm, có nơi lớn hơn. Gió bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật trên cấp 10. Diễn biến của siêu bão còn rất phức tạp, cần chú ý theo dõi và chủ động ứng phó.
        Để chủ động ứng phó với hoàn lưu bão số 5 và siêu bão MangKhut, Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện sẽ tập trung chỉ đạo một số nhiệm vụ sau đối với: UBND và Ban chỉ huy PCTT&TKCN các xã, thị trấn, các ngành liên quan triển khai theo kế hoạch số 50/KH-UBND.
         Ông Nguyễn Đức Sơn, Trưởng Ban chỉ đạo về Phòng chống thiên tai huyện nhấn mạnh.
         1. Thực hiện nghiêm phương án và kế hoạch Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; phương án bảo vệ các trọng điểm cấp tỉnh, cấp huyện, nhất là phương án ứng phó với các tình huống mưa lớn gây ngập úng diện tích lúa đang thời kỳ chắc xanh, đề phòng gió lớn gây đổ lúa, hoa mầu và thiệt hại cho cây ăn quả đặc biệt là nhãn, chuối; có biện pháp hạn chế ngập úng các khu đô thị, dân cư; đề phòng nước sông Hồng lên cao ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình trọng điểm, dân cư ven sông và các hoạt động nuôi, trồng và sản xuất trên bãi sông;
- Chỉ đạo tiêu cạn nước trên hệ thống sông trục, nước mặt ruộng, kênh mương nội đồng; Chuẩn bị phương tiện tiêu úng kịp thời cho cây trồng.
- Kiểm tra hoạt động và an toàn hệ thống điện, máy bơm tiêu úng, cửa cống, cánh cống; an toàn công trình đê điều, công trình phòng, chống thiên tai đặc biệt các công trình trọng điểm cấp tỉnh, cấp huyện;
         2. Chỉ đạo thu hoạch nhanh hoa mầu; Tập trung kiểm tra, rà soát, có biện pháp cắt tỉa cành cây có tán lá lớn có khả năng gây mất an toàn, gia cố chống đỡ cây, có phương án trồng thay thế các cây có nguy cơ ngã đổ, đặc biệt trên đường trục chính có thể bị đổ vào các công trình, phát quang những cành cây có thể bị gió quăng, quật làm đứt đường điện, đường dây thông tin hay cào bong, xô mái của các công trình ở gần. (nhất là những căn nhà không có người thường trực chống bão ở bên trong).
Chằng, chống những cây to, cây ăn quả có thể bị đổ do gió bão, kết hợp tỉa bớt cành lá để hạn chế tác hại của gió, chủ động thu hoạch sớm các loại hoa màu, trái cây có thể thu hoạch được hạn chế thiệt hại do mưa, dông gió gây ra.
          3. Kiểm tra, gia cố, sửa chữa để bảo đảm an toàn khi có mưa, bão, dông lốc đặc biệt đối với công trình xây dựng sử dụng mái tôn, mái fibro xi măng, trần nhựa, cửa kính; sắp xếp tài liệu, trang thiết bị văn phòng và kho tàng ngăn nắp, đảm bảo an toàn. Chốt chặt cửa và che chắn kỹ những chỗ trống không để gió bão lùa vào trong nhà (gia cố chằng chống các công trình tạm, công trình đã xuống cấp có thể bị đổ do gió bão).
Kiểm tra neo, giữ các lồng bè nuôi, thả cá và tàu thuyền trên sông; dân cư ở tại các vùng thấp trũng có nguy cơ ngập úng, sạt lở ven sông để có biện pháp phòng tránh giảm thiểu thiệt hại; kiểm tra, chống giữ các công trình nhà dân, trường học, bệnh viện đã xuống cấp, đề phòng trong khi mưa to, gió lớn có thể gây sập, đổ, có phương án nâng cấp, sửa chữa.
          4. Điện lực Khoái Châu: Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng chống mưa, dông, bão cho các công trình của ngành. Kiểm tra an toàn đường dây, gia cố cột điện cao thế, hạ thế các loại đảm bảo an toàn. Đôn đốc các xã, thị trấn phát quang hành lang bảo vệ lưới điện.
         5. Đài truyền thanh huyện và Truyền thanh các xã, thị trấn phối hợp với cơ quan chuyên môn, cập nhật thông tin chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, huyện để kịp thời đưa tin và thông báo diễn biến tình hình mưa, úng để nhân dân phòng, chống kịp thời.
 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để cán bộ và nhân dân hiểu sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; từ đó có nhận thức đầy đủ, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và luôn chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
          6. Tổ chức trực ban 24/24 giờ, tăng cường tuần tra, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, úng, đặc biệt là siêu bão MangKhut để chủ động kịp thời ứng phó. Thường xuyên báo cáo kịp thời các diễn biến mưa lũ, bão và tình hình thiệt hại về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện./.

 

Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Đồng chí Lê Quang Hòa, UVBTVTU; Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy đến thăm và tặng quà các gia đình chính...(23/04/2024 5:38 CH)

    Hội nghị BCĐ sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Khoái Châu giai đoạn 2023-2025(17/04/2024 11:18 SA)

    Đảng bộ huyện Khoái Châu tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 28(05/04/2024 9:21 SA)

    Đ/c Phạm Xuân Thắng – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện dự sinh hoạt chi bộ tại thôn Yên Vĩnh xã Dạ...(05/04/2024 3:40 CH)

    Đồng chí Nguyễn Hùng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự sinh hoạt Chi bộ thôn Xuân Đình xã Hàm Tử,...(05/04/2024 3:06 CH)

    Huyện ủy Khoái Châu tổ chức giao ban công tác với các ban đảng, MTTQ, các đoàn thể huyện; đảng ủy...(29/03/2024 4:28 CH)

    Hội nghị học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng và nội dung cốt lõi một số...(27/03/2024 3:52 CH)

    °
    23 người đang online