Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Tình hình phát triển kinh tế hợp tác, trang trại và cơ giới hóa nông nghiệp huyện Khoái Châu

Đăng ngày 25 - 11 - 2019
100%

Tình hình phát triển kinh tế hợp tác, trang trại và cơ giới hóa nông nghiệp năm 2019 huyện Khoái Châu

 

1. Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
Hiện nay trên địa bàn huyện có 56 HTX và 51 tổ hợp tác, trong đó có 07 HTX, 22 tổ hợp tác mới thành lập năm 2019 (Các HTX dịch vụ nông nghiệp đã cơ bản dừng hoạt động hoặc hoạt động một số ít dịch vụ sau khi hệ thống công trình thủy lợi bàn giao về Công ty KTCTTL tỉnh). Tổng doanh thu của các HTX đạt 140.428 triệu đồng, một số HTX có doanh thu khá như: Hợp tác xã nuôi trồng chăn nuôi Hợp Phát, xã Đông Tảo đạt trên 18.000 triệu đồng; HTX chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo đạt trên 8.500 triệu đồng; Hợp tác xã Dạ Minh, HTX chăn chăn nuôi Thành Đạt xã Dạ Trạch Doanh thu trên 18.000 đến 21.000 triệu đồng. Các THT có doanh thu tương đối lớn, số lượng thành viên từ 7  đến 11 thành viên là các hộ trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn liên kết, hợp tác với doanh để cùng phát triển và có doanh thu lớn.
Toàn huyện có khá nhiều mô hình liên kết để tiêu thụ sản phẩm thuộc các lĩnh vực như HTX nhãn Miền Thiết liên kết xuất bán sản phẩm nhãn cho hệ thống siêu thị Big C, Fivi mark, Vineco…, HTX nông sản Phú Quý liên kết tiêu thụ sản phẩm Chanh và cam cho chuối siêu thị Sói Biển, Vineco.. HTX chăn nuôi gà Đông Tảo liên kết với chuỗi nhà hàng, khách sạn cung ứng sản phẩm thị gà cho các cửa hàng, HTX chăn nuôi Hợp Phát cung ứng thịt lợn sạch cho Công ty TNHH thực phẩm Giang Tuấn Vũ để tiêu thụ sản phẩm….
 
2. Kinh tế trang trại
Toàn huyện có 1000 trang trại, gia trại, trong đó có 167 trang trại chủ yếu trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí theo Thông tư số 27/2011/TT-BNN ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; diện tích đất sử dụng trang trại đạt tiêu chí là 209,6 ha, bình quân 1 trang trại sử dụng 1,25 ha. Ngoài ra, toàn huyện còn 833 hộ gia đình sản xuất theo mô hình trang trại, gia trại nhưng chưa đạt tiêu chí. Tổng giá trị hàng hóa bán ra các trang trại đạt 688.124 triệu đồng, bình quân một trang trại đạt 4.120 triệu đồng. Tổng thu nhập (lãi dòng) của các trang trại đạt 110.950 triệu đồng, lãi bình quân đạt 664.400 triệu đồng/năm, nhiều trang trại phát huy được lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, các trang trại góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 526 lao động với thu nhập bình quân 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Tổng đàn gia cầm trong các trang trại là 142.439 con, trong đó đàn gà 63.700 con, đàn vịt 11.000 con. Đàn lợn là 52.891 con, trong đó đàn lợn nái là 7.051 con, lợn thịt 45.840 con.
3. Đối với lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp
Theo thống kê năm 2019 toàn huyện có 1 máy cấy, 50 máy phun thuốc bảo vệ thực vật do người dân mua máy nén khí về tự chế tạo, 27 máy gặt liên hợp (ngoài ra vào vụ còn có vài chục máy gặt đập liên hợp của các địa phương khác về làm dịch vụ thu hoạch), 15 máy sấy nông sản các loại, máy kéo 321 chiếc, 116 xe chở nông sản và 4.941 máy bơm nước gia đình,… Do vậy tỷ lệ cơ giới hóa trong lĩnh vực nông nghiệp được tăng  lên như: Khâu làm đất, thu hoạch, vận chuyển lúa đạt 100%, công tác sau thu hoạch như sấy lúa đạt 10% sản lượng thóc thu hoạch; 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu chủ động. Trong chăn nuôi mức độ cơ giới hóa đang từng bước được tăng lên, cụ thể với đàn lợn đạt 80%, đàn gia cầm đạt trên 90%; nước uống đàn lợn là 86%, trâu, bò 45%, đàn gia cầm 37% và đặt biệt khâu ấp trứng gia cầm mức độ cơ giới hóa đạt 95%; về thủy sản mức độ cơ giới hóa được tăng lên, nhiều hộ đã đầu tư để mua máy tạo ôxi, với tỷ lệ cơ giới hóa lên gần 100 %, chỉ còn lại số ít hộ nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ chưa có máy tạo oxy.
 
Công tác chăn nuôi, xử lý môi trường
Toàn huyện có 2.050 hầm Bioga, chất thải chăn nuôi (lợn, trâu, bò) đều được thu gom và xử lý bằng mem vi sinh từ đó đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư và lây lan dịch bệnh. Trong chăn nuôi gia cầm các hộ đã sử dụng công nghệ đệm lót sinh học để kiểm soát dịch bệnh (Hầu hết các trang trại nuôi gia cầm đã áp dụng công nghệ đệm lót sinh học).
Các trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản đều áp dụng công nghệ làm mát chuồng nuôi, máy chế biến thức ăn và quạt tạo ô xy từ đó đã giảm thời gian và chi phí cho chăn nuôi, toàn huyện có 25 máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, 906 máy làm mát, 109 máy vắt sữa bò…
Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Dự án xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng(10/04/2024 12:30 SA)

    Thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Đông Khoái Châu, xã Việt Hoà, huyện khoái Châu , tỉnh Hưng Yên(29/09/2023 4:12 CH)

    Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 01 - Tư vấn lập khảo sát, lập thiết kế...(08/08/2023 4:24 CH)

    Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án "Nhà máy sản xuất, gia công các sản phẩm ngành cơ...(27/06/2023 2:35 CH)

    Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 01: Thi công xây lắp công trình Tu sửa...(30/11/2022 4:08 CH)

    Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 1 Thi công xây dựng công trình và đảm...(29/11/2022 4:10 CH)

    Tổng hợp các công trình xây dựng vốn đầu tư trên địa bàn huyện Khoái Châu năm 2020(05/12/2020 4:26 CH)

    °
    94 người đang online