Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Nhiệm vụ trong thời gian tới về thực hiện Đề án bảo vệ môi trường

Đăng ngày 19 - 09 - 2019
100%

Nhiệm vụ trong thời gian tới về thực hiện Đề án bảo vệ môi trường

 

1. Về công tác tuyên truyền, tập huấn: 
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu bức thiết của công tác bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu. Cập nhật, tiếp thu những quy định mới có liên quan đến công tác tài nguyên môi trường để có những cơ chế, tổ chức chỉ đạo thực hiện phù hợp với điều kiện của huyện. Mỗi năm tổ chức tuyên truyền, tập huấn ít nhất 01 đợt cho cán bộ làm công tác tham mưu quản lý nhà nước bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu từ cấp huyện đến cấp xã, đại diện doanh nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện. Ngoài ra, còn tuyên truyền pháp luật về tài nguyên và môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Về bảo vệ môi trường:
a) Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường:
- Phòng ngừa, ngăn chặn việc phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường, khu vực ô nhiễm môi trường; Khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; Thực hiện khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Nâng cao hiệu quả lồng ghép việc đánh giá các yêu cầu về bảo vệ môi trường ngay từ khi lập, phê duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án.
- Tập trung phát triển công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, nông nghiệp theo hướng thu hút các dự án đầu tư có công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; ưu tiên bố trí các dự án sản xuất công nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp tập trung.
- Đẩy mạnh việc phân loại chất thải tại nguồn, tái sử dụng, tái chế; sản xuất, thu hồi năng lượng từ chất thải, nhất là chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu dùng bền vững. Xây dựng, hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ môi trường và tái chế chất thải.
b) Khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân, hạn chế tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của nhân dân:
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất có nguồn nước thải lớn, mức độ ô nhiễm cao; xử lý nghiêm và triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tập trung thực hiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nhằm cải thiện môi trường và giải quyết áp lực về nhu cầu y tế, văn hóa, giáo dục.
- Chú trọng cải thiện chất lượng không khí (nhất là bụi, tiếng ồn), cây xanh, không gian vui chơi, giải trí trong các khu dân cư; thu hút các dự án đầu tư cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường cho người dân.
c) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học:
Đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học gắn kết với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp, hiện đại và đô thị bền vững.
3. Về phòng chống biến đổi khí hậu:
- Nâng cao năng lực cho các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ liên quan tới phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh lồng ghép biến đổi khí hậu vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện; rà soát, củng cố, xây dựng các phương án, các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách. Nghiên cứu và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của biến đổi khí hậu; kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cây trồng và vật nuôi trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu theo các kết quả nghiên cứu mới nhất từ các bộ, ngành; xác định những ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến hạ tầng kỹ thuật, những khu vực trọng điểm.
- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình phòng chống lụt bão, ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đầu tư nạo vét, khai thông, mở rộng, gia cố các trục tiêu thoát nước huyện quản lý; thu hút đầu tư xây dựng mới các công trình cấp nước sạch cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
- Phối hợp với các đơn vị của tỉnh xây dựng Quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 dưới tác động của biến đổi khí hậu; Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản và giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu; Quy hoạch đô thị, nông thôn mới theo hướng đô thị xanh thân thiện với môi trường đến 2030.
4. Giải pháp thực hiện:
4.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường:
- Thường xuyên đổi mới công tác tuyên truyền, đa dạng hóa hình thức, tạo dư luận xã hội lên án và thống nhất nhận thức về việc phải xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích người dân có thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường; hình; tổ chức phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho mọi người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.
- Hàng năm tổ chức tuyên chuyền sâu rộng các văn bản pháp lý của nhà nước về Tài nguyên môi trường đến các tổ chức, nhân dân và học sinh thông qua các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, hưởng ứng Ngày đa dạng sinh học. Lên án các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ môi trường; tăng cường các hoạt động theo Kế hoạch phòng chống tác hại rác thải nhựa. Tuyên truyền, hướng dẫn và đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tăng cường công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường, nhất là thực hiện tốt các nội dung theo bản cam kết môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
- Tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành; xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về bảo vệ môi trường trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư; hình thành các thiết chế văn hóa, đạo đức môi trường trong xã hội; tiếp tục nhân rộng mô hình tự quản về môi trường, đẩy mạnh hoạt động của đội thanh niên, phụ nữ xung kích về bảo vệ môi trường. 
- Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật, để các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp hiểu đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn về BVMT; nhận thức đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ BVMT và có ý thức thực hiện trên thực tế.
- Tuyên truyền, vận động xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trong nhân dân, hài hoà, thân thiện với môi trường.
4.2. Về bảo vệ môi trường:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ đội vệ sinh môi trường tự quản, khuyến khích thành lập HTX dịch vụ môi trường hoặc HTX dịch vụ nông nghiệp kiêm dịch vụ môi trường.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường; phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường của lực lượng cảnh sát môi trường. Thực hiện tốt công tác ‘hậu kiểm tra, thanh tra’. Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các điểm tập kết, xử lý rác thải trên địa bàn huyện gắn với quy hoạch nông thôn mới, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; mỗi thôn, xã dành diện tích tối đa làm hồ điều hoà tiếp nhận nước thải trong khu dân cư để xử lý sinh học, xem xét, đánh giá kỹ những tác động đến môi trường chung khi các xã, thị trấn đề nghị xin thu hồi đất, giao đất tại các vị trí là ao, hồ có tác dụng điều hoà môi trường chung.
- Tăng cường áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP, tăng sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, giảm lượng phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến, bảo quản thực phẩm.
- Gắn nhiệm vụ BVMT, phòng chống BĐKH trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế công trình, cơ sở hạ tầng dựa trên các kịch bản BĐKH.
- Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; xử lý nghiêm và triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; áp dụng chế tài mạnh, xử lý nghiêm khắc, buộc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật; phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình; thúc đẩy việc phân loại chất thải tại nguồn, tái sử dụng, tái chế. Nâng cao hiệu quả đánh giá Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản; tiếp tục lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường ngay từ khi lập, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư.
4.3. Về phòng chống biến đổi khí hậu:
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội phù hợp với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ có tính đến biến đổi khí hậu, chú trọng đến các dự án thủy lợi. Xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình giao thông thông suốt giữa các vùng trong huyện.
- Chủ động di dời, sắp xếp lại các điểm dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của lũ lụt, bão và những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, ngập, úng. Hiện đang xây dựng khu tái định cư vùng có nguy cơ sạt lở tại xã Bình Minh. Có phương án chủ động xử lý tình huống xấu nhất ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân.
4.4. Về nguồn nhân lực:
Nâng cao tinh thần, trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu đối với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm kỷ luật trong thực thi nhiệm vụ.
Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Triển khai nhiệm vụ công tác cải cách hành chính năm 2024(06/03/2024 9:32 SA)

    Tập trung chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ xuân 2024(05/03/2024 9:30 SA)

    Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện(01/03/2024 10:14 SA)

    Triển khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường(27/02/2024 10:26 SA)

    Đánh giá hiện trạng công trình đê điều, xác định trọng điểm đê điều xung yếu và xây dựng phương...(19/02/2024 10:34 SA)

    Ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch TT UBND huyện về việc phê duyệt Đề án "Thu gom, xử lý nước thải...(13/10/2023 3:05 CH)

    Khoái Châu đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính(30/05/2023 11:09 SA)

    °
    37 người đang online