Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Tuyên truyền Công tác phối hợp phòng, chống xâm hại trẻ em

Đăng ngày 15 - 12 - 2019
100%

Tuyên truyền Công tác phối hợp phòng, chống xâm hại trẻ em

 

  1. Kết quả đạt được
- Lực lượng Công an huyện đã làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan tư pháp, các ban, ngành có liên quan trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em.
- Trên địa bàn huyện Khoái Châu, do làm tốt công tác phòng ngừa xã hội cũng như phòng ngừa nghiệp vụ nên chưa xảy ra tình trạng tội phạm xâm hại trẻ em qua mạng như phát tán phim, ảnh khiêu dâm trẻ em qua mạng; đe dọa, tống tiến, lợi dụng mạng internet để làm quen và xâm hại trẻ em.
2. Tồn tại, hạn chế; khó khăn, vướng mắc
- Tồn tại, hạn chế;
+ Công tác phòng chống loại tội phạm này gặp nhiều khó khăn do kinh nghiệm của cán bộ làm công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm xâm hại trẻ em qua mạng còn thiếu và yếu. Việc thu thập chứng cứ, dữ liệu trên mạng khó khăn do chứng cứ dễ bị xóa, hủy. Các thành viên đều đăng ký thông tin ảo nhằm tránh sự truy vết của cơ quan công an.
+ Bên cạnh đó, tội phạm ngày càng hoạt động tinh vi hơn, có tổ chức chuyên nghiệp hơn trong khi đó, nạn nhân đều là trẻ em, chưa có đầy đủ nhận thức xã hội, gia đình các em sau khi biết sự việc thường không muốn đứng ra làm chứng hoặc tố cáo hành vi vi phạm của các đối tượng do e ngại dư luận xã hội.
- Khó khăn, vướng mắc: Chưa thiết lập được cổng thông tin điện tử để tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm liên quan đến hành vi xâm hại trẻ em qua mạng. Đây là công cụ hiệu quả để tăng cường khả năng giám sát, tố giác của người dân về vấn đề xâm hại trẻ em trên mạng.
Công tác tổ chức, cán bộ, kinh phí bảo đảm cho phòng, chống xâm hại trẻ em
  1. Về tổ chức, cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em
* Tổ chức, cán bộ và kết quả hoạt động:
- Tổ chức, bộ máy làm công tác bảo vệ trẻ em hiện nay:  Cấp huyện: 01 lãnh đạo phụ trách và 01 cán bộ kiêm nhiệm; Cấp xã, thị trấn: 01 cán bộ Lao động - TBXH phụ trách công tác bảo vệ trẻ em
+ Chức năng, nhiệm vụ có đầy đủ: Đầy đủ
+ Tổ chức, bộ máy như hiện nay có bảo đảm phòng, chống xâm hại trẻ em có hiệu quả tốt hay không: Do cán bộ làm công tác trẻ em các cấp hiện nay còn kiêm nhiệm nhiều mảng việc bị hạn chế về thời gian đầu tư cho chuyên môn nghiên cứu văn bản cũng như thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao.
- Số lượng người làm công tác bảo vệ trẻ em: 27 cán bộ. Số cán bộ chuyên trách: 0. Số cán bộ kiêm nhiệm: 27. Trình độ chuyên môn: 26 Đại học, 01 trung cấp.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ làm công tác phòng, chống xâm hại trẻ em: Hàng năm Ủy ban huyện phồi hợp các cấp tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác trẻ em cấp huyện, cấp xã, thị trấn;
- Hiệu quả tổ chức và hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em: Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giải quyết công việc trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em.
- Chế độ, chính sách: chế độ lương, thưởng của Công chức Lao động thương binh xã hội
* Tồn tại, hạn chế; khó khăn, vướng mắc
+ Một số xã thị trấn tiến độ xử lý công việc chưa kịp thời, đúng thời gian quy định;
- Đội ngũ công tác viên các xã, thị trấn chưa thực sự phát huy hết khả năng làm việc trong việc điều tra, rà soát, thu thập và cập nhật thông tin trẻ em vào sổ trẻ em.
- Khó khăn, vướng mắc:
+ Tất cả các cán bộ phụ trách công tác bảo vệ trẻ em cấp huyện và cấp xã đều là cán bộ kiêm nhiệm.
Về cơ sở vật chất, kinh phí bảo đảm cho công tác phòng, chống xâm hại trẻ em
  1. Những kết quả đạt được
  • Việc bố trí, sử dụng kinh phí ngân sách: Hàng năm ngân sách huyện chi cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em 30 triệu đồng
  • Việc huy động, sử dụng các nguồn khác (tài trợ, huy động đóng góp…): Định kỳ tháng 6 hàng năm là tháng phát động xây dựng và ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em. Quỹ BTTE huyện và các xã, thị trấn số thu mỗi năm trên 500 triệu vượt số thu đề ra trong kế hoạch cấp tỉnh giao.
  • Việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc, công nghệ bảo đảm cho phòng, chống xâm hại trẻ em: Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên cơ sở vật chất cũng như phương tiện làm việc chỉ đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng của cán bộ.
Tồn tại, hạn chế; khó khăn, vướng mắc
- Tồn tại, hạn chế:
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng trong công tác bảo chăm sóc trẻ em;
+ Khối lượng công việc quá nhiều, chồng chéo các mảng việc kiêm nhiệm cùng lúc nên đôi khi tiến độ công việc bị chậm.
- Khó khăn, vướng mắc:
+ Nguồn kinh phí hạn hẹp;
+ Chưa có cán bộ phụ trách riêng công tác bảo vệ trẻ em.
Các công tác khác thuộc trách nhiệm của Nhà nước
  • Công tác báo cáo hàng năm của Ủy ban nhân dân về trẻ em:
Định kỳ hàng năm Ủy ban nhân dân huyện báo cáo Sở Lao động - TB&XH công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em 6 tháng và 01 năm; Ngoài ra có báo cáo đột xuất các vụ việc xâm hại hay báo cáo theo nội dung cấp trên đề nghị.
  • Công tác bảo đảm điều kiện để Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em) thực hiện nhiệm vụ liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em:
Hàng năm vào các dịp ngày Lễ, Tết, nghỉ hè Ủy ban nhân dân huyện giao phòng Lao động - TB&XH bố trí kinh phí phối hợp với huyện đoàn Khoái Châu triển khai các hoạt động vui chơi giải trí, các hội thi văn nghệ, tham dự diễn đàn trẻ em cấp tỉnh, hỗ trợ cải tạo ao bơi,….
  1. Đánh giá chung việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em thuộc trách nhiệm của Nhà nước
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện những năm qua:
- Tăng cường truyền thông, giáo dục, tập huấn về các quy định của Luật và các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt những quy định về bảo vệ trẻ em và quy trình, thủ tục hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị xâm hại;
- Ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách do cấp trên ban hành;
- Phân bổ ngân sách địa phương, đưa nhiệm vụ thực hiện quyền trẻ em, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em, giải quyết các vn đề về trẻ em của địa phương vào các chương trình, kế hoạch công tác năm của các phòng, ban, ngành. Quản lý, sử dụng hiệu quả, minh bạch nguồn ngân sách và nguồn vận động xã hội dành cho trẻ em;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về trẻ em, khảo sát, thu thập thông tin, theo dõi, đánh giá việc thực hiện Luật trẻ em, pháp luật, chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em tại địa phương. Cập nhật thông tin về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em trong hộ nghèo, hộ cận nghèo;
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật, chính sách, chương trình, đề án, dịch vụ về trẻ em; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm quyn trẻ em, không thực hiện, thực hiện không đầy đủ trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Ưu tiên phòng ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em bị bạo lực, bóc lột, xâm hại, đặc biệt bị xâm hại tình dục, tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước, do tai nạn giao thông và các vấn đề nóng về trẻ em tại địa phương.
- Củng cố, kiện toàn Hội đồng bảo trợ, Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em các cấp trở thành tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em để giúp Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cùng cấp phối hợp, đôn đốc, điều hòa việc giải quyết các vấn đề trẻ em, thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Trước mắt chú trọng đẩy mạnh sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành trong việc phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục và phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là đuối nước và tai nạn giao thông.
Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế; khó khăn, vướng mắc; trách nhiệm của Nhà nước
- Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế; khó khăn, vướng mắc
+ Nguồn kinh phí ngân sách chi cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn hạn hẹp;
+ Chưa bố trí được cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân.
+ Ưu tiên bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã và vận động nguồn lực để phát triển mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em tại thôn, khu phố theo quy định của Luật trẻ em.
+ Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực trong việc thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại, thực hiện chính sách cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và thu thập, cập nhật thông tin về trẻ em ở cấp xã và cộng đồng dân cư.
Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Khoái Châu triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ giáo viên theo Nghị quyết số 385/2023/NQ-HĐND...(19/04/2024 5:31 CH)

    Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024 tại xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu(09/04/2024 3:56 CH)

    Khoái Châu bảo đảm các quy định trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã(25/03/2024 2:20 CH)

    GIỚI THIỆU LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP VÀ CHỈ THỊ SỐ 23/CT-TTG NGÀY 09/7/2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ(14/03/2024 2:24 CH)

    Hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024(06/03/2024 7:22 SA)

    Về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Khoái Châu(04/03/2024 2:18 CH)

    Tuyên truyền, quảng bá khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên Phủ và Lễ hội Hoa Ban năm 2024(20/02/2024 9:15 SA)

    °
    39 người đang online