Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Kế hoạch phát triển KTXH huyện Khoái Châu giai đoạn 2021-2025

Đăng ngày 30 - 08 - 2021
100%

Kế hoạch phát triển KTXH huyện Khoái Châu giai đoạn 2021-2025

 

Mục đích
  • Chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đúng tiến độ và hiệu quả.
  • Huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, hoàn thành các mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
  • Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bền vừng, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất trên 1 ha đất canh tác.
  • Xây dựng nông thôn mới nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, trình độ dân trí tiếp tục được nâng cao, xã hội nông thôn ôn định, hòa thuận, dân chủ, giàu bản sắc văn hoá; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch; môi trường sinh thái được bảo vệ; cảnh quan, không gian sống sáng, xanh, sạch, đẹp; hệ thống chính trị cơ sở vừng mạnh; quốc phòng, an ninh ngày càng vững chẳc; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
  • Nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đi vào thực chất từng nội dung các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhằm giãi quyết triệt để, căn bản các vấn đề còn tồn tại ở khu vực nông thôn, tạo sự tăng tốc trong phát triên kinh tể - xã hội khu vực nông thôn; xây dựng thành công các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu trên cơ sở đặc thù, lợi thế, thế mạnh của từng địa phương. Phấn đấu huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, tạo ra khối lượng sản phẩm nông nghiệp lớn, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, có thị trường tiêu thụ ổn định ở trong nước và hướng đến xuất khâu, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
  1. Mục tiêu cụ thể
+ Giai đoạn 2021-2023:
  • Duy trì, nâng cao hơn nữaa mức đạt chuẩn các tiêu chí của 24 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện;
  • Phấn đấu đạt thêm 08 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM nâng cao lên 12 xã, có 03 xã được công nhận NTM kiểu mẫu; mỗi xã phấn đấu đạt từ 01 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu trở lên.
+ Giai đoạn 2024 - 2025:
  • Phấn đấu 24/24 xã (đạt 100%) đạt chuẩn NTM nâng cao theo tiêu chí mới; có 6 xã NTM kiểu mẫu (tăng 3 xã so với giai đoạn trước); mỗi xã phấn đấu đạt từ 50% khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu trở lên.
  • Tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,0%.
  • Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%.
  • Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 100%.
  • Huyện Khoái Châu đạt chuẩn NTM nâng cao
I. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Nhiệm vụ
Duy trì mức đạt chuẩn nông thôn mới
  1. Tổ chức rà soát, lập kế hoạch xây dựng và bố trí nguồn kinh phí thực hiện, khẩn trương hoàn thiện nội dung các tiêu chí còn yếu nhằm tiếp tục đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và các nhu cầu dân sinh, tập trung ở một số nội dung sau:
  • Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Tiến hành rà soát lại quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, khai thác tối đa các lợi thế, thế mạnh của địa phương; cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng trên thực địa và quản lý mốc giới theo quy hoạch được duyệt.
  • Giao thông nông thôn: Cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường, đoạn đường đã có biểu hiện xuống cấp (do đã được đầu tư xây dựng từ lâu, lưu lượng vận chuyển hàng hóa tăng nhanh ....), đường nhỏ, hẹp ảnh hưởng tới vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân.
  • Thủy lợi: Tổ chức nạo vét một số tuyến kênh, mương tiêu nước thường xuyên bị tắc, nghẽn dẫn tới tiêu nước chậm, ngập úng cục bộ ảnh hưởng tới sản xuất và cuộc sống của người dân.
  • Trường học: Cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới các trường học, phòng học, phòng chức năng, các công trình phù trợ ... đã xuống cấp (do xây dựng từ lâu, quy mô học sinh tăng vượt so với thiết kế của các trường học, phòng học ....).
  • Cơ sở vật chất văn hóa: Cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà văn hóa cho những xã, thôn chưa có nhà văn hóa hay có nhà văn hóa nhưng đã xây dựng từ lâu, xuống cấp không đảm bảo các điều kiện sinh hoạt văn hóa của người dân; xây dựng các khu vui chơi, giải trí cho trẻ em và người cao tuổi.
  • Chợ nông thôn: Tổ chức bố trí, sắp xếp các gian hàng, kệ hàng ... đảm bảo khoa học, mỹ quan, vệ sinh môi trường và tiện lợi mua - bán; bổ sung, sửa chữa các thiết bị ánh sáng, hệ thống thu gom nước thải, rác thải, khu vệ sinh ... tạo không gian chợ đủ sáng, xanh, sạch, đẹp và an toàn.
  • Tổ chức sản xuất nông nghiệp: Đẩy mạnh chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả trồng những cây trồng cho thu nhập cao, có thị trường tiêu thụ sản phẩm rõ ràng và dễ tiêu thụ; tổ chức liên doanh liên kết (đặt biệt liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm với người dân), xây dựng các chuỗi sản xuất khép kín từ khâu lựa chọn giống đến khi bán sản phẩm ra thị trường; hình thành, mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn; đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn.
  • Môi trường, cảnh quan nông thôn: Đầu tư xây dựng thêm các khu xử lý chất thải, đảm bảo xử lý 100% lượng rác thải trên địa bàn huyện (Giao cho doanh nghiệp đầu tư, vận hành, kinh doanh; ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh để thực hiện dự án, có công nghệ hiện đại, hiệu quả và nhiều năm kinh nghiệm trong công tác xử lý rác thải); tổ chức thu gom 100% rác thải trên địa bàn (rác thải sinh hoạt, rác thải trong các khu sản xuất, rác thải y tế...); đẩy mạnh mô hình phân loại, xử lý rác hữu cơ tại nguồn (tập trung ở những địa phương có điều kiện xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn); đẩy mạnh mô hình trồng hoa, dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm; tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.
  • Dự kiến nguồn ngân sách (Trung ương và tỉnh) để thực hiện nội dung này: 22,4 tỷ đồng (Hỗ trợ cho 24 xã thực hiện rà soát lại quy hoạch xây dựng nông thôn mới, mỗi xã 0,1 tỷ đồng; phân bổ cho 10 xã, mỗi xã 02 tỷ đồng để thực hiện các nội dung yếu khác).
  1. Duy trì mức đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025
  • Tổ chức rà soát, đánh giá thực tế mức độ đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới so với Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; từ đó, có kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp đảm bảo các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới ớ các giai đoạn trước, vẫn đạt các yêu cầu của Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
  • Dự kiến nguồn ngân sách (Trung ương, tỉnh và huyện) để thực hiện nội dung này: 133 tỷ đồng để cải tạo trỉnh trang các công trình khu vực trung tâm Huyện ủy, UBND huyện, sân vận động huyện, cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường cấp huyện, cải tạo một số bãi rác tập trung của huyện 20 tỷ đồng (TW và tỉnh 5 tỷ đồng, huyện 15 tỷ đồng) và 24 xã, mỗi xã (trung ương và tỉnh 02 tỷ đồng/xã, huyện 0,7 tỷ đồng/xã)....
Nâng cao chất lượng các tiêu chí
Sau khi các địa phương đã đầu tư, xây dựng hoàn thiện nội dung các tiêu chí còn yếu của giai đoạn trước và hoàn thiện nội dung các tiêu chí theo yêu cầu Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; tiếp tục thực hiện nâng cao hơn nữa mức đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, dự kiến nguồn ngân sách (Trung ương, tỉnh và huyện)
a) Rà soát, bổ sung quy hoạch: Trên Cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã, quy hoạch vùng huyện đã được phê duyệt, chỉ đạo các xã tiếp tục thực hiện công tác rà soát quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm khai thác tối đa các lợi thế, thế mạnh của địa phương. Đối với những quy hoạch có những nội dung cơ bản không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội mới (như: Những xã có quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp của huyện; sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hay cơ cấu các ngành, lĩnh vực trên địa bàn dần tới không còn phù hợp với điều kiện mới cần thay đổi cho phù hợp ...) thì tiến hành xây dựng lại quy hoạch cho giai đoạn tới.
b) Cơ sở hạ tầng chính
  • Giao thông: Tiếp tục đầu tư nâng cao hơn nữa chất lượng hệ thống giao thông trên địa bàn huyện nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân được thuận tiện, an toàn. Mở rộng mặt đường, đầu tư xây mới, cải tạo hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng ở những tuyến đường chính trong khu dân cư (đối với những tuyến đường không thể mở rộng được cần bố trí những điểm quay đầu xe, những điểm dừng, đỗ hợp lý, đảm bảo thông thoáng, an toàn, thuận tiện cho người dân đi lại). Đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường trục chính nội đồng (phấn đấu có 60% các tuyến đường trục chính nội đồng được trải nhựa, bê tông) tạo thuận lợi kết nối giữa vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung tới các tuyến, trục đường lớn). Phát triển các tuyến đường huyện nhằm tăng cường kết nối giữa các xã trong huyện với các huyện xung quanh; đặc biệt kết nối với thành phố Hà Nội, ... tạo thuận lợi cho công tác thu hút nguồn vốn đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn và phát triển du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng 02 bến xe khách của huyện trong đó 01 bến đạt loại 4 và 01 bến đạt loại 5.
  • Thủy lợi: Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi của huyện đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, kịp thời thoát nước trong trường hợp xảy ra mưa lớn, nước từ đầu nguồn chảy về, hạn chế ở mức thấp nhất tới sản xuất và người dân; tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sớ hạ tầng thủy lợi đảm bảo thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, thiên tai, nhân rộng mô hình công nghệ tưới tiết kiệm nước (công nghệ tưới nhò giọt, công nghệ tưới phun sương ....); đẩy nhanh số hóa, tự động hóa trong quá trình vận hành các trạm bơm.
  • Điện nông thôn: Bổ sung các trạm biến áp trong các khu dân cư, khu sản xuất đảm bảo cung cấp điện thường xuyên, ổn định phục vụ nhu cầu dân sinh và sản xuất; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các thiết bị điện đã xuống cấp ảnh hưởng đến quá trình truyền tải và dẫn điện của hệ thống; có biện pháp xử lý các điểm vi phạm hành lang lưới điện, tiến tới không còn hộ vi phạm hành lang lưới điện. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm điện của người dân, khuyến kích phát triến các hệ thống phát điện gia đình như điện mặt trời.
  • Cơ sở vật chất trường học: Duy trì mức đạt chuẩn về cơ sở vật chất của các trường học (tỷ lệ 100%); tiếp tục dầu tư thêm trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học trong các trường học, xây dựng mô hình phòng học thông minh, phòng học trực tuyến, các phòng thí nghiệm chuyên sâu. Xây dựng cảnh quan các trường học, lớp học sạch sẽ, thoáng mát, bố trí khoa học các thiết bị học tập và khu vệ sinh.
  • Cơ sở vật chất văn hóa: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện hiện đại, văn minh, văn hiến; đảm bảo các điều kiện để tổ chức các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân trong huyện. Đầu tư trang thiết bị cho các Trung tâm văn hóa - Thế thao cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng phục vụ các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của người dân. Triển khai dự án đầu tư xây dựng mới Nhà Văn hóa, Quảng trường trung tâm huyện, sớm đưa công trình vào sử dụng. Bố trí kinh phí tiếp tục đầu tư xây dựng mới các nhà văn hóa xã, thôn (đối với những xã, thôn chưa có nhà văn hóa đang phải sử dụng chung với các thiết chế khác); bổ sung các trang thiết bị cho các nhà văn hóa xã, thôn đảm bảo nhằm phục vụ tốt hơn các hoạt động văn hóa của cơ sở.
  • Hạ tầng thương mại nông thôn: Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá cơ sở hạ tầng các chợ trên địa bàn, đảm bảo 100% các chợ đạt chuẩn theo quy định. Đẩy mạnh xã hội hóa, mời gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện; có chính sách thông thoáng, thuận lợi, thu hút những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực về tài chính, có nhiều năm kinh nghiệm tới đầu tư phát triển các Trung tâm thương mại trên địa bàn huyện. Coi trọng phát triển thương mại điện tử, đưa thương mại điện tử tới gần với người dân; khai thác, vận hành hiệu quả sàn giao dịch thương mại điện tử của huyện....
Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Tổ chức cuộc họp lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch KCN Lý Thường Kiệt.(12/03/2024 10:03 SA)

    Khoái Châu Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư về Nội dung Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000...(12/03/2024 9:58 SA)

    Tổ chức cuộc họp lấy ý kiến cộng đồng dân cư về quy hoạch chung thị trấn Khoái Châu và khu vực...(12/03/2024 9:35 SA)

    Công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Khoái Châu(18/01/2024 4:09 CH)

    Công khai việc điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Khoái Châu(04/12/2023 8:20 SA)

    Tổ chức bàn giao mặt bằng cho Sở Giao thông - Vận Tải thực hiện dự án tại xã Hồng Tiến(29/11/2023 2:46 CH)

    Khoái Châu tổ chức Cưỡng chế thu hồi đất đối với 4 hộ gia đình, cá nhân tại xã Hàm Tử (17/08/2023 2:09 CH)

    °
    181 người đang online