Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Lễ đón bằng công nhận di tích cấp tỉnh đối với di tích Đình Phù Sa Thượng, xã Đại Tập

Đăng ngày 02 - 11 - 2022
100%

Lễ đón bằng công nhận di tích cấp tỉnh đối với di tích Đình Phù Sa Thượng, xã Đại Tập

 

 
Ngày 02/11/2022, xã Đại Tập long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận di tích cấp tỉnh đối với di tích Đình Phù Sa Thượng.
Về dự và chỉ đạo: Ở tỉnh: Đồng chí Đào Mạnh Huân - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hưng Yên, Đ/c Phạm Văn Đôn - Phó GĐ Công an tỉnh; ở huyện: Đ/c Lê Văn Trưởng - Ủy viên BTV, Trưởng Công an huyện, Đ/c Lê Thị Ngọc Luyến - Trưởng phòng VHTT huyện, và các đồng chí lãnh đạo các phòng ban, chuyên môn huyện.
Đình Phù Sa Thượng là nơi tôn thờ các vị Thành hoàng làng: Đức Thánh Ông (Lý Công), Đức Thánh Bà (hiệu là đức Vua bà) và Quan Trấn Bắc Tôn Thần.
Đình Phù Sa Thượng, xã Đại Tập, huyện Khoái Châu được khởi dựng từ khá sớm. Ban đầu, đình có quy mô nhỏ, được xây dựng ở khu đất được coi là mô con ngựa, trong làng, tại cánh đồng phù sa (cách đây khoảng 300m). Vào năm 1930, do nước ngập, nền thấp nên ngôi đình được chuyển về vị trí như hiện nay. Tuy nhiên, đến năm 1984, đình làng vị hư hỏng, xuống cấp, nhân dân kinh tế khó khăn nên địa phương đã hạ giải lấy vật liệu xây trường học, trạm xá, nhà kho, …
Đến năm 2016, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của nhân dân địa phương, chính quyền và nhân dân sở tại đã tiến hành trùng tu, tôn tạo lại ngôi đình theo lối kiến trúc cổ truyền.
 
Đình có kết cấu kiến trúc kiều chữ Đinh (J). Đình gồm 05 gian Đại bái và 02 gian Hậu cung. Các hạng mục Công trình được làm giả gỗ theo phong cách kiến trúc truyền thống còn đồng bộ, vững chắc đáp ứng tốt nhu cầu tín ngường tâm linh của nhân dân địa phương và du khách đến tham quan, chiêm bái.
Mặt tiền đình quay hướng Đông Nam, phía trước đình là cây đề cổ thụ có trên ba trăm năm. Cây đề cổ thụ quanh năm lá xanh tươi, luôn tỏa bóng mát tạo nên một khung cảnh làng quê hài hòa, hấp dẫn. Bước qua chín bậc cổng đình là vào đến khoảng sân rộng lát gạch đỏ, giữa sân có bài trí lư hương để nhân dân và du khách thập phương thắp hương trước khi vào lễ thành hoàng
Qua sân đình là đến Tòa Đại bái gồm 05 gian, được làm theo lối già cổ với bốn mái truyền thống. Đây là nơi diễn ra các nghi thức tế lễ, cũng là không gian mở, không gian của cộng đồng, so với sự thâm nghiêm kín đáo dần vào phía trong Hậu cung. Tại gian trung tâm tòa Hậu cung là nơi đặt ban thờ thành hoàng làng.
Có thể nói, đình Phù Sa Thượng là công trình tuy mới phục dựng nhưng được làm theo phong cách kiến trúc truyền thống với hiện vật đồ thờ được bài trí hài hòa, hợp lý đã tạo nên không gian văn hóa tâm linh đặc trưng của một làng quê vùng, là nơi sinh hoạt tín ngường của nhân dân bản địa.
 
 
Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Khoái Châu tổ chức giao lưu Cờ tướng mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn 2024(19/02/2024 2:36 CH)

    Đai Hội Đại Biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam An Vĩ Lần Thứ VI, Nhiệm Kỳ 2024 – 2029(29/01/2024 8:44 SA)

    Hội nghị triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 tỉnh Hưng Yên(09/01/2024 7:16 SA)

    Liên đoàn Lao động huyện tổ chức hội nghị tổng kết phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn năm 2023(05/01/2024 9:22 SA)

    Hội thảo khoa học “Hàm Tử (Khoái Châu - Hưng Yên) trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và...(19/12/2023 4:39 CH)

    Đồng chí Bí thư Huyện ủy Bùi Huy Cường thăm, tặng quà chức sắc công giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh 2023(18/12/2023 1:19 CH)

    Hội thảo "Phát huy vai trò hương ước, quy ước trong đời sống xã hội"(24/11/2023 9:04 SA)

    °
    20 người đang online