Báo cáo tổng kết công tác PCTT và TKCN năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021

Báo cáo tổng kết công tác PCTT và TKCN năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021

TÌNH HÌNH THIÊN TAI NĂM 2020:
Nền nhiệt độ trung bình toàn mùa ở mức cao hơn TBNN nhưng thấp hơn CK 2019; Nhiệt độ cao nhất là 40,50C (ngày 21/5), nhiệt độ thấp 11,6oC; Nền nhiệt độ trung bình toàn mùa ở mức cao hơn TBNN; Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 40,50C (ngày 21/5/2020). Toàn mùa xuất hiện 09 đợt nắng nóng và một số ngày nắng nóng đơn lẻ. Tổng số ngày nắng nóng là 71 ngày, cao hơn TBNN và CK 2020. Nhìn chung nắng nóng trong năm thường kéo dài nhiều ngày kèm theo những ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt.
Trong năm Tính đến nay (09/12) có 13 cơn bão và 1 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông. Trong đó có 6 cơn bão ảnh hưởng tới khu vực tỉnh Hưng Yên đó là bão số 2, bão số 4, bão số 5, bão số 7, bão số 9, bão số 13 hình thành từ một áp thấp trên biển Đông, phía đông Philippin và mạnh lên thành bão, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão nên khu vực tỉnh Hưng Yên có mưa rào, có nơi mưa vừa và dông.
Tổng lượng mưa toàn huyện năm 2020 là 1.372 mm, thấp hơn so với trung bình năm từ 2016-2018 là 191 mm, (năm 2018 là 1.563 mm)
Tình hình lũ: Mùa lũ 2020 trên sông Hồng tại trạm Thuỷ văn Thành phố Hưng Yên không có lũ tiểu mãn, đỉnh lũ năm thấp . Trên sông Hồng đã xảy ra 01 trận lũ với mực nước đỉnh lũ là: 3.86m (Thấp hơn báo động số I: 1,64m, xuất hiện ngày 21/8, với biên độ lũ lên: 2.22m).
Tình hình thiệt hại do thiên tai trên địa bàn huyện năm 2020 chủ yếu chịu ảnh hưởng của:
1. Mưa đá ngày 25/01/2020:
Do ảnh hưởng của trận mưa dông, mưa đá, kèm theo thời tiết rét đậm đã gây thiệt hại: Cây chuối bị gẫy đổ khoảng 45ha (mức thiệt hại khoảng 30%) chủ yếu là chuối 2 năm, tập trung ở các xã: Đại Tập, Tân Châu, Đông Ninh, Tứ Dân,… ;Cây rau màu bị thiệt hại 30% khoảng 20 ha, chủ yếu là các loại rau ăn lá như: hành, xà lách, rau cải... tập trung ở các xã Thuần Hưng, Đông Tảo, Tân Dân...
2. Dông, lốc ngày 28/8/2020
Do ảnh hưởng của mưa, dông, lốc hồi 15h45’ ngày 28/8/2020, trên địa bàn huyện Khoái Châu lượng mưa không đáng kể, tuy nhiên các xã khu Tây của huyện (gồm Đại Tập, Đông Kết, Liên Khê) chịu ảnh hưởng bởi sức gió, dông, lốc giật mạnh đã gây thiệt hại nặng. Tổng thiệt hại trên địa bàn huyện ước tính trên 26 tỷ đồng, gồm rau màu, cây ăn quả (chủ yếu là chuối); Mái nhà xưởng, chuồng trại 10.133 m2)
3. Về sự cố công trình: Tháng 1/2020 xuất hiện một số vị trí nứt mặt đê mới: Nứt tim đê K98+503-K98+508 xã Đông Kết; đoạn K100+515-K100+530 nứt mặt đê cách mép đê PS 2m xã Liên Khê; lún cục bộ nứt dăm mặt đê từ K102+270-K102+208 cách mép đê PĐ 1,5m xã Chí Tân. Tháng 11/2020 xuất hiện các đoạn nứt mới: Đoạn nứt tim, mặt đê đã được xử lý từ K99+920-K100+055 xuất hiện một vết nứt, nún lệch về phía sông, chiều sâu nún từ 1-2cm, bề rộng vết nứt dăm từ 1-3mm. Tại vị trí tiếp giáp với đoạn đê đã được xử lý xuất hiện nứt tim đê kéo dài về phía thượng lưu từ K99+880-K99+920, bề rộng khe nứt từ 1-5mm và đoạn từ K100+055-K100+065, bề rộng vết nứt từ 1-3mm. Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã báo cáo đề nghị UBND tỉnh để xử lý.
 Công tác xây dựng triển khai kế hoạch
Ngày 22/4/2020, UBND huyện ban hành Quyết định về việc Thành lập Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện và phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên trong Ban chỉ huy; tổ chức hội nghị tổng kết PCTT&TKCN, triển khai kế hoạch và các phương án tới các thành viên, các xã, thị trấn và các ban ngành, đoàn thể huyện.
          Xây dựng cơ cấu tổ chức chỉ huy, chỉ đạo gồm 3 cụm PCTT&TKCN (cụm Nghi Xuyên, Hàm Tử, Bối Khoái Châu); Thành lập và Triển khai họp ban chỉ huy PCTT&TKCN công trình trọng điểm trạm bơm Nghi Xuyên, 2 tiểu ban (Tiểu ban phòng, chống bão, úng và tiểu ban sơ tán dân, tìm kiếm cứu nạn); Văn phòng TT Ban chỉ huy.
Tổ chức trực văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện theo quy định từ 15/5 để nắm bắt các thông tin, đồng thời tham mưu với Ban chỉ huy trong công tác chỉ huy, chỉ đạo. BCH PCTT&TKCN đã biên tập soạn thảo 59 văn bản chỉ huy, chỉ đạo và công văn, báo cáo các loại gửi tỉnh, xã và các cơ quan, ban ngành liên quan.
Ban chỉ huy quân sự huyện đã tổ chức hội nghị xây dựng kế hoạch hiệp đồng cứu hộ đê, bối và tìm kiếm cứu nạn với các đơn vị thuộc quyền và các đơn vị của trên tham gia chi viện.
          Ban chỉ huy PCTT huyện đã chỉ đạo UBND các xã thành lập Ban chỉ huy PCLB ở các xã, thị trấn; các cơ quan, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và trực chỉ huy từ ngày 1/6/2020 để sẵn sàng thực hiện tốt các nhiệm vụ.
Việc quán triệt thực hiện phương châm “4 tại chỗ”
Công tác xây dựng lực lượng:
Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức thành lập lực lượng gác nước của 18 điếm canh đê, 9 điếm canh bối; 12 đội cắm cừ đào mò của 12 xã có đê và bối; 25 đội xung kích ứng cứu; 25 đội lao động tổng hợp của 25 xã, thị trấn đảm bảo đủ quân số theo quy định.
 Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng: Gác nước của 27 điếm canh đê, bối, cắm cừ đào mò cho một đội mẫu tại xã Hàm Tử, 12 đội cắm cừ đào mò của 12 xã có đê, bối xong; Tổ chức Lực lượng chủ lực do BCH Quân sự xây dựng kế hoạch hiệp đồng với các đơn vị tham gia chi viện trong tháng 6/2020.
Công tác chuẩn bị phương tiện:
Ban chỉ huy PCTT& TKCN huyện đã giao phòng Kinh tế và hạ tầng chỉ đạo UBND các xã, TT, đơn vị thống kê và xây dựng kế hoạch huy động các loại phương tiện vận tải thuỷ, bộ làm nhiệm vụ gồm: 40 ô tô khách, 235 ô tô tải; 06 đò ngang, 09 xà lan, thuyền.
Phân công phương tiện cho các phương án trọng điểm, chuẩn bị đủ cơ số dự kiến để bố trí phương tiện cho công tác cứu hộ, cứu nạn. Đề nghị sở GT - VT hỗ trợ phương tiện vận tải thuỷ, bộ khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
UBND các xã chủ động tổ chức kí kết hợp đồng trách nhiệm với các chủ phương tiện như: ô tô, đò ngang, xà lan trên địa bàn đảm bảo đúng, đủ số lượng phương tiện theo kế hoạch.
Công tác chuẩn bị dụng cụ, vật tư:
- Dụng cụ, vật tư của nhà nước:
Đất dự trữ, cát vàng, đá hộc, rọ thép đảm bảo số lượng, chất lượng để tại các vị trí quy định; 410 áo phao và 3 nhà bạt dự trữ tại kho Nghi Xuyên và Hàm Tử. Tại kho Hàm Tử  có 03 nhà bạt 16,5m2, 02 nhà bạt 60m2, 70 áo phao (30 cái của tỉnh ; phao cứu sinh của Tỉnh trang bị tại kho Hàm Tử: 200 cái. Tại kho Nghi Xuyên huyện  trang bị 03 nhà bạt: 01 cái 16,5m2; 01 cái 24,75m2; 01 nhà bạt 60m2; 60 áo phao. Huyện đã trang bị đủ dụng cụ, vật tư cho các điếm gác nước theo quy định.
- Vật tư các xã chuẩn bị:
UBND các xã kí kết hợp đồng trách nhiệm mua vật tư, lương thực với các chủ cửa hàng kinh doanh; bố trí bãi đất dự phòng đủ về diện tích và thuận tiện khi sử dụng ứng cứu.
Tre, rong rào, bó cành cây, rơm khô đều được chuẩn bị bằng phương thức hợp đồng mua của dân. Bao tải, bãi lấy đất dự phòng, dụng cụ các xã cơ bản đã chuẩn bị theo kế hoạch và theo các phương án.
d. Công tác dự trữ lương thực:
Ban chỉ huy PCTT& TKCN huyện đã giao cho Công ty cổ phần TMDL Khoái Châu chủ động chuẩn bị dự trữ 30 tấn gạo và 10 tấn mỳ ăn liền bằng phuơng thức hợp đồng cung cấp đột xuất với cơ sở sản xuất.
Đối với các xã, thị trấn, giao dự trữ 3 tấn gạo, 1 tấn mỳ ăn liền được thực hiện bằng phương thức hợp đồng với tư thương tại địa phương đồng thời thông báo cho các gia đình chuẩn bị dự trữ lương thực dùng trong 7 ngày.

Nguyễn Thắm

Phòng Nông nghiệp&PTNT