Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Khoái Châu

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông - lâm nghiệp, đồng thời cũng là nơi xây dựng các công trình, đáp ứng nhu cầu về mặt bằng để phát triển kinh tế - xã hội, dân sinh, an ninh quốc phòng.

Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tư liệu cơ bản cho quá trình phát triển. Quản lý, sử dụng đất (sau đây viết tắt là SDĐ) có hiệu quả, tiết kiệm là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, là yếu tố quyết định tương lai của nền kinh tế phát triển, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội.
            Luật Đất đai năm 2013 tại Điều 22 Khoản 4 quy định "Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai". Điều 35, 36, 37, 38, 39, 40 đã quy định nguyên tắc, căn cứ nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở 3 cấp: Quốc gia; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quận, huyện và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh. Tại điều 44, 45, 46, 47, 48, 49 xác định thẩm quyền quyết định, xét duyệt, điều chỉnh, công bố và thực hiện quy hoạch.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết; là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất... và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu quả, ngăn chặn các hiện tượng sai phạm trong quản lý đất đai.
          Quy hoạch sử dụng đất có vai trò và chức năng rất quan trọng. Nó tạo ra những điều kiện lãnh thổ cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả cao. Quy hoạch sử dụng đất có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lại nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, các công trình xây dựng cơ bản, các công trình phúc lợi hợp lý hơn là tiền đề phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững và có hiệu quả kinh tế.
          Kế hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao là công cụ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quyết định cân đối giữa nhiệm vụ an toàn lương thực với nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tổ chức sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất có liên quan đến đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tiết kiệm quỹ đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
Để có đủ căn cứ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như của huyện, UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo thực hiện dự án: “Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Khoái Châu”
Tài liệu đính kèm: - Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2021:   1.BDKH2021 kc.zip
                           - Danh mục các công trình, dự án sử dụng đất năm 2021: DA CT 2021.pdf
                           - Quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Khoái Châu: QĐ pheduyetKH SDD khoaichau 2021.pdf
I. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG                                            
1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
          Huyện Khoái Châu nằm phía Tây của tỉnh Hưng Yên, với tổng diện tích hành chính của huyện là 13082,05 ha. Trung tâm huyện lỵ cách Hà Nội hơn 40 km và cách TP. Hưng Yên (về phía Bắc) khoảng 30 km.
          Toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 20045 đến 20055 vĩ độ Bắc và từ 105053 đến 106003 kinh độ Đông, được giới hạn bởi:
          - Phía Bắc giáp huyện Văn Giang, Yên Mỹ;
          - Phía Nam giáp huyện Kim Động;
          - Phía Đông giáp huyện huyện Ân Thi và Kim Động;
          - Phía Tây giáp huyện Phú Xuyên và Thường Tín (Hà Nội ), được ngăn cách bởi sông Hồng;
          Trên địa bàn huyện có trục quốc lộ 39A và đường Dân Tiến - Hà Nội chạy qua. Với vị trí địa lý của Khoái Châu đã tạo nhiều lợi thế về giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội với các địa bàn trong tỉnh, với thủ đô Hà Nội và cả nước, có nhiều cơ hội thu hút đầu tư để phát triển các ngành kinh tế - xã hội thực hiện nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
b. Địa hình, địa mạo 
          Là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Độ dốc tương đối của địa hình trên địa bàn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và phân 2 vùng:
- Vùng trong đê: Diện tích 9.853,12 ha, địa hình bằng phẳng có độ cao từ 2 - 4,5m so với mặt nước biển.
          Khu vực có độ cao tuyệt đối trên + 4m so với mặt nước biển tập trung ở các xã ven đê sông Hồng và phía bắc của huyện.
- Vùng ngoài đê: Diện tích 3228,93 ha, gồm các xã Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập và một phần diện tích ngoài đê của các xã Bình Minh, Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Đông Kết, Liên Khê, Chí Tân, Nhuế Dương. Địa hình phức tạp hơn vùng trong đê, nhiều gò cao, thùng sâu xen kẽ những bãi cao, thấp không đồng đều, bề mặt lượn sóng, dải giáp đê chính đất trũng, nhiều đoạn là nơi chứa nước mặt của khu vực, điều kiện địa hình đã ảnh hưởng nhất định tới khả năng khai thác diện tích đất chưa sử dụng.
Ngoài ra bề mặt đất đai của Khoái Châu còn bị chia cắt bởi 20km đê chính ngăn lũ sông Hồng, đê bao ngoài bãi sông và các thùng đào, thùng đấu xen kẽ do quá trình lấy đất đắp đê, làm giao thông, thuỷ lợi, sản xuất gạch ngói.
Nhìn chung với địa hình tương đối đa dạng như vậy là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
c. Khí hậu
          Huyện Khoái Châu nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung đều nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.
- Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
          Theo số liệu điều tra của trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Hưng Yên, các yếu tố khí hậu được thể hiện:
* Nhiệt độ
          Hàng năm có nhiệt độ trung bình là 23,20C, mùa hè nhiệt độ trung bình là 30- 320C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 là 36- 380C. Mùa đông nhiệt độ trung bình là 17-200C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2 là 8-100C. Tổng tích ôn hàng năm là 85030C.
* Mưa
          Lượng mưa tập trung và phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn, gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện, mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao, hồ cạn, không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế.
* Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1750 giờ, số ngày nắng trong tháng là 24 ngày, số giờ nắng trung bình của mùa hè từ 6- 7 giờ trong ngày, mùa đông có từ 3- 4 giờ nắng trong ngày.
* Gió bão
          Khoái Châu chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió đông Bắc thổi vào mùa lạnh và gió đông Nam thổi vào mùa nóng. Vào các tháng 6, tháng 7 có xuất hiện đợt gió khô nóng; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 có những đợt rét đậm kéo dài. Hàng năm Khoái Châu còn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 3 đến 4 trận bão với sức gió và lượng mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất, tài sản, làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư trong huyện.
* Độ ẩm không khí
          Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, tháng cao nhất là 92%, tháng thấp nhất là 74%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3, độ ẩm trung bình là 88,4%, tháng khô nhất là tháng 11, độ ẩm trung bình là 74%.
          Như vậy, Khoái Châu có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều vào mùa hè, lạnh, khô, hanh vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng và phong phú về sản phẩm. Tuy nhiên huyện cũng cần có các biện pháp để phòng chống lụt bão, cũng như hạn hán làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, có vậy sản xuất nông nghiệp mới đạt được hiệu quả cao.
 
Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai đến 31/12/2019 tổng diện tích theo địa giới hành chính của huyện Khoái Châu là 13082,05 ha trong đó đất nông nghiệp là 8855,33 ha, đất phi nông nghiệp là 4217,33 ha, đất chưa sử dụng là 9,39 ha. Đất đai của huyện Khoái Châu chủ yếu được phát triển trên nền đất phù sa không được bồi hàng năm và đất phù sa ít được bồi đắp của hệ thống sông Hồng.
* Đất phù sa được bồi, màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu là Phb): Có diện tích là 133,27 ha, chiếm 1,96% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở các xã như: Đông Ninh, Đại Tập, Chí Tân, Tứ Dân.
* Đất phù sa ít được bồi, màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu Phib): Với diện tích là 1.129,22 ha, chiếm 16,61% diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở Đông Ninh, Đông Kết, Đại Tập, Bình Kiều, Chí Tân, Dạ Trạch, Hàm Tử, Nhuế Dương, Tân Châu, Thành Công, Tứ Dân.
* Đất phù sa không được bồi, màu nâu tươi, trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu Ph): Với diện tích 4.209,98 ha, chiếm 61,94% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố gần hết các xã trong huyện.
* Đất phù sa không được bồi glây trung bình hoặc glây mạnh, màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu Phg): với diện tích là 1.019,08 ha, chiếm 14,99% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở Đồng Tiến, Đại Hưng, Dân Tiến, Hồng Tiến, Liên Khê, Phùng Hưng, Thành Công, Thuần Hưng và Việt Hoà.
* Đất phù sa không được bồi ngập nước mưa mùa hè, cấy 1 vụ chiêm (ký hiệu Phvt): Với diện tích 189,26 ha, chiếm 2,79% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở Đông Ninh, Đại Tập, Bình Minh và Liên Khê.
* Đất phù sa không được bồi glây mạnh, úng nước mưa mùa hè (ký hiệu J): Với diện tích là 116,24 ha, chiếm 1,71% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở thị trấn Khoái Châu, Đại Hưng, Phùng Hưng và Bình Kiều.
Nhìn chung đất đai của huyện Khoái Châu giàu dinh dưỡng, phù hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao hồ, kênh mương có trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn có nước lấy từ các sông được điều tiết qua hệ thống kênh mương, các trạm bơm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân địa phương.
- Nguồn nước ngầm: nguồn nước sinh hoạt của nhân dân hàng ngày chủ yếu được sử dụng từ nguồn nước mưa, giếng khơi và giếng khoan. Với nhu cầu hiện nay nguồn nước mặt và nước ngầm phần nào đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, xong nước dùng trong sinh hoạt cần trú trọng hơn vì một số nơi nguồn nước chưa thực sự đảm bảo hợp vệ sinh, nên khi sử dụng nước dành cho sinh hoạt người dân cần xử lý trước khi đưa vào sử dụng.
c. Tài nguyên nhân văn
Là huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với truyền thống văn minh, văn hiến lâu đời hầu hết các làng, xã đều có đình chùa, đền miếu, toàn huyện có rất nhiều di tích được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia, nhân dân trong huyện đều đoàn kết, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, đóng góp nhiều công sức trong cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Với truyền thống văn hiến, truyền thống cách mạng, cần cù sáng tạo ý thức tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, những thành quả đã đạt được. Kể từ khi tái lập huyện đến nay Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đoàn kết lương, giáo phấn đấu đưa huyện trở thành huyện trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nguyễn Thắm

UBND huyện Khoái Châu