15/12/2023 | lượt xem: 4 Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 Năm 2023 là năm bản lề thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, nền kinh tế nước ta có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Sức ép lạm phát, lãi xuất, tỷ giá, giá nguyên nhiên vật liệu tăng, sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp gặp khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện. Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm Huyện ủy, HĐND, UBND đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện quyết liệt, toàn diện những nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH, cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, người dân trong huyện, tình hình kinh tế, xã hội năm 2023 đạt được kết quả khá toàn diện. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt 19.140 tỷ đồng, tăng 9,47% (KH 9,32%), năm 2022 là 9,93%. Trong đó: Công nghiệp - XD tăng 8,39% (KH 8,24%); Thương mại - Dịch vụ tăng 13,32% (K.H 13%); Nông nghiệp tăng 1,71% (KH 2,10%); Cơ cấu kinh tế Công nghiệp - XD; Thương mại dịch vụ; Nông nghiệp, tương ứng 46,81% - 41,04% -12,15% (KH 48,25% - 38,39% - 13,37%). Giá trị thu trên 1 ha đất canh tác ước đạt 245,18 triệu/ha (KH 245 triệu/ha); thu nhập bình quân đầu người ước đạt 88,14 triệu đồng/người/năm (KH 88 triệu đồng/người/năm); tỷ lệ tăng dân số 0,82% (KH dưới 1%); dự kiến tỷ lệ hộ nghèo ở mức 0,87%; tỷ lệ hộ cận nghèo ở mức 1,07%; 50/65 trường đạt chuẩn quốc gia đạt 77 %, tỷ lệ trường học kiên cố đạt 100%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 94%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHXH đạt 36%; có 2,8 bác sỹ/1 vạn dân; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 83,1%; Toàn huyện có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 02 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 14 thôn được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu (tính đến tháng 11/2023); Tỷ lệ làng văn hoá ước 95,2%, gia đình văn hoá 92,5%. Thu ngân sách ước 470.600 triệu đồng, đạt 128% KH; Chi 743.839 triệu đồng, đạt 82,21% KH. Giải ngân vốn đầu tư công phấn đấu đạt 100%. 1. Về lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Công tác chỉ đạo sản xuất tiếp tục được triển khai đồng bộ, chặt chẽ phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương; các tiến bộ kỹ thuật được tiếp tục triển khai, nông dân đồng thuận và áp dụng vào sản xuất đạt kết quả tốt, chủ động trong dự thính, dự báo, phòng trừ, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, tiêm phòng vụ xuân cho đàn gia súc, gia cầm triển khai thực hiện có hiệu quả nên không có dịch bệnh xảy ra. Tổng diện tích gieo trồng là 11.298 ha (tính cả diện tích cây ăn quả) đạt 98,5% so với kế hoạch. Đến nay, toàn huyện có 1.060,89 ha diện tích trồng trọt được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (trong đó: diện tích cây ăn quả là 963,52 ha, diện tích rau củ quả tổng hợp là 97,37 ha); chứng nhận VietGAHP trong chăn nuôi với quy mô 35.665 con lợn thịt, 90.070 con gia cầm, 2,66 ha thuỷ sản. Dự kiến hết năm 2023 có thêm 06 vùng sản xuất cây ăn quả được chứng nhận VietGAP với tổng diện tích khoảng 49,2 ha; duy trì chứng nhận VietGAP cho 06 vùng sản xuất, với diện tích khoảng 65ha. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi tương đối ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi; chủ động theo sát diễn biến thị trường tiêu thụ, nắm chắc nguồn cung của địa phương và biến động của giá cả để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Công tác kiểm dịch động vật được thực hiện đảm bảo theo quy định. Hình thức và quy mô chăn nuôi thay đổi theo hướng giữ vững, tăng chăn nuôi trang trại đảm bảo an toàn sinh học và giảm chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, chất lượng con giống được nâng lên, liên kết trong chăn nuôi được hình thành và phát triển, đã có nhiều HTX chăn nuôi chuyên khâu được hình thành. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiêu mẫu. Đến nay, toàn huyện có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 02 xã đạt chuẩn NTM kiêu mẫu, có 14 thôn được công nhận khu dân cư NTM kiếu mẫu; dự kiến đến hết năm 2023 có thêm từ 3-4 xã đạt chuân NTM nâng cao, có thêm từ 01-02 xã đạt chuẩn NTM kiêu mẫu; có thêm từ 8-9 thôn được công nhận khu dân cư NTM kiếu mẫu; 7 nhà máy nước sạch cấp nước cho 25 xã, thị trấn với 38.785/46.691 hộ dân sử dụng nước sạch (đạt 83,1%). Đến nay, toàn huyện có 30 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng, trong đó 06 sản phẩm được đánh giá xếp hạng 4 sao, 24 sản phẩm được đánh giá công nhận đạt 3 sao. 2. Quản lý Tài nguyên - Môi trường. Tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường hơn nữa công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết các đơn thư liên quan về lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng. Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 đã được UBND tỉnh phê duyệt; tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030. Chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án theo đúng quy định, bảo đảm tiến độ theo đúng trình tự quy định của pháp luật, công khai, minh bạch. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, hội đồng giải phóng mặt bằng, UBND các xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện tốt từng khâu trong công tác giải phóng mặt bằng đối với 39 dự án, trong đó: 02 dự án Khu công nghiệp; 01 dự án cụm công nghiệp; 24 dự án đấu giá quyền sử dụng đất của huyện và các xã, thị trấn; 12 dự án đầu tư công có sử dụng đất, tổng diện tích cần thu hồi khoảng 215,9 ha. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý đất dôi dư, xen kẹt; tính đến nay, tổng số giấy chứng nhận toàn huyện đã cấp, cấp đổi được là 2.276 giấy trong đó: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được 485 giấy chứng nhận (đất ở 469 GCN, đất nông nghiệp 16 GCN); cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển quyền được 1.791 giấy chứng nhận; đã xử lý được 118 trường hợp đất dôi dư, thu được trên 16,9 tỷ đồng (so với năm 2022, tổng số cấp GCN lần đầu tăng 82 trường hợp, cấp đổi, chuyển quyền giấy chứng nhận giảm 322 trường hợp). Hiện nay, có 19 xã đã rà soát việc thu hồi GCN của dự án VLAP, tổng số GCN UBND huyện đã ban hành quyết định thu hồi trên 4.000 giấy. Rác thải sinh hoạt được thu gom, tập kết tại các bãi rác của xã, thôn và được xử lý bằng chế phẩm vi sinh, đảm bảo vệ sinh môi trường, bước đầu đã khắc phục được tình trạng tồn đọng rác thải, gây ô nhiễm môi trường. Công tác xử lý vi phạm xây dựng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp được chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả. Thực hiện nghiêm Thông báo số 1058- TB/TƯ kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ tại buổi tiếp công dân ngày 24/2/2023; Công văn số 437-CV/HU ngày 30/5/2023 của Huyện uỷ Khoái Châu, UBND huyện đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính và quyết định về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực đất đai đối với cá nhân vi phạm; chỉ đạo UBND xã Hồng Tiến xử lý, giải toả 10 trường hợp xây dụng công trình vi phạm trên đất nông nghiệp trong tháng 7 và tháng 8; chỉ đạo UBND xã Đông Tảo xử lý giải toả 105/105 hộ gia đình có mái che, mái vẩy... và duy trì đảm bảo hành lang an toàn giao thông (7m từ tim đường sang 2 bên) tại khu vực chợ Đông Tảo. Đối với bến, bãi: UBND huyện đã thành lập Đoàn kiếm tra hoạt động các bến, bãi, khai thác khoáng sản trên tuyến sông Hồng, đã xử phạt một cá nhân vi phạm tại xã Tứ Dân số tiền 45 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 bến bãi là các tổ chức và các cá nhân vi phạm, số tiền xử phạt là 135 triệu đồng. 3. Sản xuất Công nghiệp, XD và TTCN - Thương mại - Dịch vụ - KHCN Từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện đã thu hút được 8 dự án đề nghị đầu tư vào huyện, cụm công nghiệp Đông Khoái Châu đang triển khai thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, cụm công nghiệp Nam Khoái Châu đang làm thủ tục thành lập cụm công nghiệp trình UBND tỉnh, cụm công nghiệp Tân Dân đang làm thủ tục đưa ra khỏi quy hoạch cụm công nghiệp. Cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng, khu vực, thúc đẩy cho phát triển của huyện, hoàn thành quy hoạch vùng huyện Khoái Châu đến năm 2040 và đang triển khai chi tiết quy hoạch phân khu, chi tiết gắn với quy hoạch kế hoạch sử dụng đất năm 2022 tầm nhìn đến năm 2030. Khu vực Bô Thời - Dân Tiến được công nhận đô thị loại V, đẩy nhanh hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại IV. Tiếp tục triển khai lập đồ án Quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 các dự án: Khu đô thị Phúc An tại xã An Vĩ; khu dân cư mới Tân Dân trên địa bàn xã Tân Dân; khu nhà ở mới thị trấn Khoái Châu tại xã An Vĩ và thị trấn Khoái Châu. Triển khai lập đồ án Quy hoạch xây dụng phân khu 1/2000 Khu đô thị Tân Tiến (Ecoland City) tại xã Hồng Tiến, Khu đô thị trung tâm huyện Khoái Châu tại xã An Vĩ và thị trấn Khoái Châu. Triển khai lập Chương trình phát triển đô thị huyện Khoái Châu, định hướng đến năm 2030. Đang tích cực triển khai các dự án: Cải tạo nâng cấp ĐH.57, xây dựng tuyến đường trục chính khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung tại xã Tân Dân, Ông Đình huyện Khoái Châu, cải tạo, nâng cấp đường ĐH.51 (đoạn từ bến đò Phương Trù đến bến đò Đông Ninh giai đoạn 2, Xây dựng đường điện chiếu sáng trên ĐT.384, huyện Khoái Châu (đoạn từ ngã tư Bô thời đến ngã tư cầu Khé); đang triển khai các bước để chuẩn bị thi công các dự án: Xây dựng Nhà văn hóa huyện, Xây dựng quảng trường trung tâm huyện Khoái Châu, nhà làm việc các phòng; dự án xây dựng ĐT.377 mới đoạn tuyến nối ĐT.383 - ĐT.384 (đoạn từ Thị trấn Khoái Châu đến xã Phùng Hưng ) huyện Khoái Châu; xây dựng tuyến đường nối ĐH.57 với ĐT.384 đoạn qua xã Dân Tiến huyện Khoái Châu; đường Kênh Đông đoạn từ ĐH.57 đến ĐT.384; hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới xã Bình Kiều để đấu giá QSD đất cho nhân dân làm nhà ở.. , Đang triển khai các trụ sở làm việc Công an các xã, thị trấn: Đại Tập, Tân Châu, Tứ Dân, Tân Dân, Bình Minh, Thị trấn Khoái Châu, Việt Hòa, Dân Tiến; thực hiện xây điểm Trụ sở làm việc Chỉ huy Quân sự tại xã Đông Kết, huyện Khoái Châu.... Lập Chủ trương đầu tư các dự án Cải tạo, nâng cấp ĐT.384 Đoạn từ ĐT.377 đến đường di sản, huyện Khoái Châu; CTNC đường ĐT.377 đoạn từ ngã ba hàng đến ngã tư Đông Tảo; CTNC đường ĐT.383 đoạn từ ngã ba Quán Cà - Dốc Bái. Tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra các lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm, chống hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại nhằm bình ổn thị trường, phát hiện và xử lý các sai phạm trong sản xuất, kinh doanh của các cơ sở trên địa bàn huyện. 4. Hoạt động Tài chính, tiền tệ. Về thu ngân sách, tiếp tục thực hiện đề án giải pháp tăng thu ngân sách năm 2023 của UBND tỉnh, ngay từ đầu năm UBND huyện chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của huyện phối hợp với ngành thuế xây dựng kế hoạch tăng cường công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn, đẩy mạnh khai thác nguồn thu từ quỹ đất; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn nuôi dưỡng nguồn thu, tạo nguồn thu bền vững, rà soát các khoản thu, sắc thu chưa quản lý được hoặc quản lý chưa hiệu quả để tiến hành thanh tra, kiểm tra đặc biệt là các khoản thu về thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, sản xuất kinh doanh vật liệu... Bám sát dự toán tỉnh giao UBND huyện điều hành chi ngân sách huyện đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị thường xuyên của huyện cũng như đáp ứng các nhiệm vụ chi đột xuất..., chi ngân sách xã đảm bảo đúng nguồn không ảnh hưởng đến chi trả lương, phụ cấp cho cán bộ xã, chi trả lương, kịp thời cho cán bộ công chức xã, thị trấn. Hệ thống Ngân hàng và tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh nhanh, kịp thời, chính xác. Nguồn vốn huy động ước đạt 4.085 tỷ đồng. Tốc độ tăng 11% so KH đạt 101%. Tổng dư nợ ước đạt 2.900 tỷ đồng. Tốc độ tăng 8% so KH đạt 100%. Hoạt động của các quỹ tín dụng trên địa bàn huyện ổn định hiệu quả phục vụ nhu cầu của nhân dân. Hiện nay, Quỹ tín dụng nhân dân xã Đại Tập được Ngân hàng nhà nước đưa vào kiểm soát đặt biệt, được sự hỗ trợ của Ngân hàng hợp tác và Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên nên Quỹ tín dụng nhân dân xã Đại Tập đã dần trở lại hoạt động ổn định. 5. Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin. UBND huyện tiếp tục thực hiện Đề án phát huy các giá trị văn hóa, di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chỉ đạo và hướng dẫn công tác tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác du lịch. Đã lắp đặt 02 pano tuyên truyền quảng bá, phát triển du lịch tại khu di tích trọng điểm thuộc 2 xã Bình Minh và Dạ Trạch. Tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở; cổng thông tin huyện và các xã, thị trấn, các phương tiện như: dàn tranh, panô, áp phích, băng rôn... Huyện thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về thực trạng và công tác thu chi tại các di tích trên địa bàn huyện năm 2023; Và kiểm tra hoạt động của các cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác quản lý hoạt động di tích, lễ hội và du lịch, huyện được công nhận 02 di tích xếp hạng cấp tỉnh: Nhà tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan xã Hồng Tiến, Đình Dương Trạch xã Tân Dân, nâng tổng số di tích được xếp hạng là 56 di tích (27 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 29 di tích xấp hạng cấp tỉnh). Phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý di tích tỉnh lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch và Thủ tướng Chính phủ công nhận cụm di tích (Đa Hoà-Dạ Trạch) là cụm di tích lịch sử văn hoá Quốc gia đặc biệt. Chỉ đạo UBND xã Dạ Trạch tổ chức thành công lễ hội Triệu Việt Vương năm thứ 2. UBND huyện