Đánh giá tình hình nguồn tài nguyên đất, nước trên địa bàn huyện

Các nguồn tài nguyên đất, nước trên địa bàn huyện

Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo kết quả thống kê đất đai đến 31/12/2015 tổng diện tích theo địa giới hành chính của huyện Khoái Châu là 13.097,59 ha trong đó đất nông nghiệp là 8.896,09 ha, đất phi nông nghiệp là 4.168,39 ha. Đất đai của huyện Khoái Châu chủ yếu được phát triển trên nền đất phù sa không được bồi hàng năm và đất phù sa ít được bồi đắp của hệ thống sông Hồng.
* Đất phù sa được bồi, màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu là Phb): Có diện tích là 133,27 ha, chiếm 1,96% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở các xã như: Đông Ninh, Đại Tập, Chí Tân, Tứ Dân.
* Đất phù sa ít được bồi, màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu Phib): Với diện tích là 1.129,22 ha, chiếm 16,61% diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở Đông Ninh, Đông Kết, Đại Tập, Bình Kiều, Chí Tân, Dạ Trạch, Hàm Tử, Nhuế Dương, Tân Châu, Thành Công, Tứ Dân.
* Đất phù sa không được bồi, màu nâu tươi, trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu Ph): Với diện tích 4.209,98 ha, chiếm 61,94% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố gần hết các xã trong huyện.
* Đất phù sa không được bồi g lây trung bình hoặc g lây mạnh, màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu Phg): với diện tích là 1.019,08 ha, chiếm 14,99% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở Đồng Tiến, Đại Hưng, Dân Tiến, Hồng Tiến, Liên Khê, Phùng Hưng, Thành Công, Thuần Hưng và Việt Hoà.
* Đất phù sa không được bồi ngập nước mưa mùa hè, cấy 1 vụ chiêm (ký hiệu Phvt): Với diện tích 189,26 ha, chiếm 2,79% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở Đông Ninh, Đại Tập, Bình Minh và Liên Khê.
* Đất phù sa không được bồi  glây mạnh, úng nước mưa mùa hè (ký hiệu J): Với diện tích là 116,24 ha, chiếm 1,71% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở thị trấn Khoái Châu, Đại Hưng, Phùng Hưng và Bình Kiều.
Nhìn chung đất đai của huyện Khoái Châu giàu dinh dưỡng, phù hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao hồ, kênh mương có trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn có nước lấy từ các sông được điều tiết qua hệ thống kênh mương, các trạm bơm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân địa phương.
- Nguồn nước ngầm: nguồn nước sinh hoạt của nhân dân hàng ngày chủ yếu được sử dụng từ nguồn nước mưa, giếng khơi và giếng khoan. Với nhu cầu hiện nay nguồn nước mặt và nước ngầm phần nào đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, xong nước dùng trong sinh hoạt cần trú trọng hơn vì một số nơi nguồn nước chưa thực sự đảm bảo hợp vệ sinh, nên khi sử dụng nước dành cho sinh hoạt người dân cần xử lý trước khi đưa vào sử dụng.
c. Tài nguyên nhân văn
Là huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với truyền thống văn minh, văn hiến lâu đời hầu hết các làng, xã đều có đình chùa, đền miếu, toàn huyện có rất nhiều di tích được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia, nhân dân trong huyện đều đoàn kết, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, đóng góp nhiều công sức trong cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Với truyền thống văn hiến, truyền thống cách mạng, cần cù sáng tạo ý thức tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, những thành quả đã đạt được. Kể từ khi tái lập huyện đến nay Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đoàn kết lương, giáo phấn đấu đưa huyện trở thành huyện trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
UB huyện

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
44 người đang online