Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ Chương trình chuyển đổi số trên địa bàn huyện Khoái Châu

Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ Chương trình chuyển đổi số trên địa bàn huyện Khoái Châu

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Công văn số 3081/UBND-KGVX ngày 10/11/2023 về việc đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ Chương trình chyển đổi số tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu các phòng, ban, ngành; UBND các xã, thị trấn thực hiện một số nhiệm vụ sau:
 - Rà soát các nhiệm vụ được giao tại các văn bản của UBND tỉnh: Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 25/02/2022 phê duyệt Đề án Chuyển đổi số tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 02/02/2021 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025 và các đề án, kế hoạch của bộ, ngành Trung ương để điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với thực tế, xác định rõ lộ trình và kết quả thực hiện và giao trách nhiệm cho cá nhân, bộ phận liên quan đảm bảo triển khai đồng bộ nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số; hoàn thành trước ngày 31/12/2023.
- Rà soát, đánh giá toàn bộ trang thiết bị công nghệ thông tin, hệ thống mạng nội bộ, thiết bị an toàn thông tin mạng, phần mềm ứng dụng hiện trạng tại các cơ quan, đơn vị để đầu tư nâng cấp đáp ứng yêu cầu phục vụ chuyển đổi số theo từng giai đoạn; hoàn thành trước ngày 31/12/2023.
- Chủ động tuyên truyền, hướng dẫn người dân về chuyển đổi số và thực hiện giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) công trực tuyến. Chỉ đạo cán bộ tiếp nhận hướng dẫn chi tiết, cụ thể các bước thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến cho người dân đến làm TTHC, không làm thay người dân cập nhật hồ sơ trực tuyến. Đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về các chương trình chuyển đổi số của tỉnh, của Trung ương, sử dụng các nền tảng số.
- Số hóa dữ liệu hồ sơ TTHC, hồ sơ xử lý công việc, các giấy tờ khác và phải có xác thực bằng chữ ký số của cơ quan, đơn vị số hóa để hình thành kho dữ liệu tổ chức, cá nhân sử dụng chung, sử dụng lại khi thực hiện các TTHC khác.
- Khai thác, sử dụng hiệu quả các hệ thống thông tin dùng chung để hình thành kỹ năng, thói quen giải quyết công việc trên môi trường mạng: Phần mềm quản lý văn bản và điều hành đảm bảo 100% các văn bản điện tử luân chuyển trên phần mềm và phải được ký số đầy đủ theo quy định; Hệ thống họp giao ban trực tuyến đảm bảo có ít nhất 50% số cuộc họp giữa UBND cấp huyện với UBND cấp xã được thực hiện qua hệ thống; Phần mềm họp không giấy tờ đảm bảo 100% cơ quan, đơn vị được triển khai sử dụng và 100% các cuộc họp không sử dụng tài liệu giấy khi họp; hệ thống thư điện tử; hệ thống báo cáo.
- Xây dựng các giải pháp cụ thể của từng ngành, từng địa phương để thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nông nghiệp, xây dựng...
- Các sở, ban, ngành đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành và cập nhật dữ liệu thường xuyên; kết nối, chia sẻ dữ liệu qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP) và với các hệ thống thông tin khác của Trung ương qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP).
- UBND xã, thị trấn và các cơ quan của địa phương tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng viễn thông, đồng thời phối hợp triển khai đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với các ngành giao thông, năng lượng, chiếu sáng, cấp, thoát nước, hạ tầng công trình ngầm...
Phòng Văn hoá Thông tin

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
21 người đang online