22/08/2018 | lượt xem: 2 Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018 Ủy ban nhân dân huyện Khoái Châu xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018 Thực hiện Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 4/5/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện Khoái Châu xây dựng Kế hoạch như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. - Đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng 100 lao động nông thôn, trong đó chú trọng đào tạo nhóm nghề nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của huyện và nhóm đối tượng thuộc diện chính sách khác. Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động sau đào tạo đạt trên 85 % có việc làm mới, ổn định, thu nhập cao hơn. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Đối tượng đào tạo - Là lao động nông thôn có hộ khẩu thường trú tại huyện Khoái Châu, trong độ tuổi lao động, chưa qua đào tạo nghề, chưa có việc làm. - Tập trung đào tạo cho lao động trong các doanh nghiệp, lao động thực hiện các Chương trình, Dự án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; lao động nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thành viên các hợp tác xã, trang trại tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi ngành hàng và lao động nông thôn khác nhằm đảm bảo an sinh xã hội. 2. Ngành nghề đào tạo và hình thức đào tạo - Nhóm ngành nghề đào tạo dự kiến: + Nhóm nghề trồng trọt: Kỹ thuật trồng cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, trồng rau an toàn. + Nhóm nghề chăn nuôi: Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm + Nhóm nghề chăn nuôi thủy sản (cá nước ngọt) + Nhóm nghề khác: Kỹ thuật trồng nấm, nuôi ong lấy mật... - Hình thức đào tạo: Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn có trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng. Đào tạo theo hình thức “bắt tay chỉ việc”, đào tạo tại nơi sản xuất, tại các thôn, xã, lấy thực hành là chính. 3. Kinh phí thực hiện - Tổng số chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng 100 lao động nông thôn. - Nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề và từ các nguồn huy động, xã hội hóa hợp pháp khác. 4. Giải pháp thực hiện - Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề nông nghiệp trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế hộ, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi... để người lao động tích cực tham gia. - Triển khai thực hiện một số dự án, mô hình về phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề nông nghiệp nông thôn gắn với đào tạo nghề để người dân có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, giống mới vào sản xuất. Ưu tiên triển khai các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, vùng sản xuất hàng hóa góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dụng nông thôn mới. - Cần xây dựng và lồng ghép một số mô hình điểm khuyến nông gắn với đào tạo nghề nông nghiệp để phổ biến nhân rộng và làm hạt nhân cho việc phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã. - Phối hợp với các đơn vị giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động để đào tạo việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo nghề. 5. Hiệu quả sau đào tạo - Sau đào tạo người nông dân được nâng cao kién thức, nắm chắc kỹ thuật trong thực tế sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. - Người nông dân có kiến thức từng bước đầu tư xây dựng các trang trại hoặc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với điều kiện của địa phương và có giá trị kinh tế cao. 6. Công tác truyền thông, giám sát - Công tác truyền thông: Phổ biến chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; triển khai tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng; in tài liệu tuyên truyền về công tác đào tạo nghề; tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn. - Công tác kiểm tra, giám sát: Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung kế hoạch. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các cơ sở dạy nghề: - Phối hợp với UBND xã, thị trấn tổ chức tuyển lao động nông thôn học nghề đúng nghề đào tạo, đối tượng, số lượng người học phù hợp. - Chủ trì, thực hiện nghiêm túc và chịu trách nhiệm trong quá trình đào tạo, hiệu quả sau đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ khâu tuyển sinh, đào tạo tới giới thiệu việc làm cho học viên theo hợp đồng đã ký kết. - Sử dụng kinh phí đúng mục đích, thanh quyết toán sau khi hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nghề theo hợp đồng và chịu trách nhiệm về kết quả đào tạo. - Phối hợp UBND các xã, thị trấn theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn sau học nghề. 2. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn - UBND các xã, thị trấn xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp sát với thực tiễn, theo nhu cầu học nghề của người dân, ưu tiên lao động nằm trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các dự án phát triển sản xuất của địa phương. - Phối hợp, tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại địa phương. - Thống kê số lao động nông thôn có nhu cầu thực tế cần học nghề trên địa bàn xã; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; tuyên truyền, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn nghề học phù hợp. - Phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện nội dung của kế hoạch; phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch. Văn phòng
Chỉ thị của UBND tỉnh về tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Chương trình hành động của UBND tỉnh về việc nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ
Kế hoạch của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện đề án "thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên"