13/03/2017 | lượt xem: 1 Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 19 -2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ trên địa bàn huyện Khoái Châu Hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn huyện Khoái Châu I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. 1. Mục đích. - Quán triệt các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, tổ chức và nhân dân trên địa bàn huyện về các mục tiêu, quan điểm, định hướng, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ. - Xây dựng huyện Khoái Châu có môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng. Trong năm 2017 và định hướng đến năm 2020, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. - Lồng ghép việc triển khai thực hiện Kế hoạch này trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện, nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo tăng trưởng kinh tế của huyện và góp phần vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của huyện và của tỉnh. 2. Yêu cầu. - Cụ thể hóa nội dung các giải pháp trong Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 và triển khai thực hiện tích cực, đồng bộ các giải pháp. Triển khai sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức trên địa bàn huyện nội dung của Kế hoạch này. - Triển khai thực hiện kế hoạch hành động theo sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và của toàn dân. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế của huyện, của các xã, thị trấn. - Trong tổ chức thực hiện, phải chỉ đạo kiên quyết, sát sao, cụ thể, tránh hình thức; phải đặt ra yêu cầu có sự chuyển biến từng khâu, từng bộ phận công việc, thủ tục; có sự kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị đối với những công việc có liên quan; lấy mục tiêu phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, của doanh nghiệp lên hàng đầu. II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TỔNG QUÁT. 1. Mục tiêu. Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, công khai, minh bạch các thông tin pháp lý, thủ tục hành chính và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện; thu hút đầu tư, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn; góp phần vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh chung của tỉnh Hưng Yên. 2. Nhiệm vụ. - Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý đầu tư xây dựng, nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí, nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức về trình độ, nhận thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu công việc, nhất là những cán bộ trực tiếp tham mưu giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp đế đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. - Tiếp tục tập trung thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp, từng bước hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. - Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc chủ động tham mưu UBND huyện trong việc phối hợp với các cấp, ngành trong việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh. - Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng của huyện một cách đồng bộ, đúng trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. - Trong Giáo dục và Đào tạo cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường công tác đào tạo nghề, đảm bảo đủ lực lượng lao động đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thị trường lao động. - Tăng cường các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các ngành, lĩnh vực; khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. - Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tập trung đơn giản hóa các thủ tục liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân. Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ những thủ tục con sau đăng ký kinh doanh hoặc những quy hoạch ngành kinh doanh không cần thiết. - Tạo thuận lợi, bảo đảm bình đẳng, công khai, minh bạch quá trình hoạt động giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ. 1. Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn: - Quán triệt sâu rộng, thống nhất nhận thức trong cán bộ công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/017, các Nghị quyết số 19/NQ-CP các năm trước của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. - Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong từng lĩnh vực, tạo nền tảng cho phát triển nhanh, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. - Đẩy mạnh công tác phối hợp với các cấp, ngành trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là công tác đóng góp ý kiến và xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách. Qua đó, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh phát triển sản xuất. Thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện những khiếm khuyết của cơ chế, chính sách liên quan đến thể chế kinh tế thị trường để kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền từng bước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. - Triển khai đồng bộ cơ chế theo dõi thi hành pháp luật, trong đó thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ được giao của các phòng, ban, đơn vị bằng hình thức thanh kiểm tra trách nhiệm công vụ phạm vi toàn huyện… 2. Các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao. - Rà soát thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính có liên quan đến giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là các lĩnh vực thuộc phạm vi cấp huyện giải quyết như: Thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng, đăng ký kinh doanh, thuế, thủ tục vay vốn,… tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho nhân dân, doanh nghiệp và HTX. - Công khai, minh bạch về thủ tục hành chính trên Internet và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. Chủ động, bố trí, sắp xếp cán bộ có năng lực, có trách nhiệm trong hướng dẫn chuấn bị hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính bảo đảm đúng tiến độ theo quy định. Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính trong triển khai dự án đầu tư tại các cấp chính quyền địa phương; phát hiện và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây cản trở cho tổ chức, cá nhân khi thi hành công vụ. - Công khai, minh bạch đối với các loại quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi, để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tiếp cận chính sách, thông tin, thị trường, đầu tư, sản xuất, kinh doanh… 3. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. - Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, góp phần tăng lợi thế cạnh tranh của huyện. Trong đó, xác định rõ danh mục các công trình theo thứ tự ưu tiên và thời gian thực hiện, danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên tất cả các lĩnh vực. Quan tâm đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình mang ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn. - Đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Đối với các dự án giao thông cần quan tâm khai thác nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động trong dân, doanh nghiệp, nguồn vốn ngân sách tỉnh giao huyện làm Chủ đầu tư. 4. Đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công. - Tăng cường kỷ luật, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách huyện và các nguồn vốn khác do huyện quản lý; đảm bảo phát huy đúng thẩm quyền của hệ thống giám sát đối với đầu tư công của HĐND và đoàn giám sát của cộng đồng… - Thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình thủ tục theo quy định về đầu tư XDCB từ nguồn vốn do ngân sách tỉnh giao huyện làm Chủ đầu tư, nguồn vốn ngân sách huyện và các nguồn vốn khác do huyện quản lý. Từ đó lựa chọn những dự án đáp ứng tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội; tập trung bố trí đủ vốn đầu tư thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả. 5. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp mới, công nghiệp phụ trợ, thương mại - dịch vụ và nâng cao công tác quản lý thị trường. - Tiếp tục quan tâm hỗ trợ phát triển mạnh ngành dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp, như: Dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh, dịch vụ xúc tiến thương mại, dịch vụ đào tạo kế toán - tài chính, quản trị kinh doanh, dịch vụ vận tải hàng hóa, kho bãi. - Quan tâm hỗ trợ thực hiện công tác xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ thương mại, triển lãm hàng hóa,… Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và chống buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường, cạnh tranh không lành mạnh. - Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong tiếp cận đất đai, tiếp cận tín dụng,… 6. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng quy mô, hiện đại, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và bền vững kết hợp với xây dựng nông thôn mới. - Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới, tiếp tục cải thiện chất lượng sống ở nông thôn. Đảm bảo, duy trì thực hiện tốt 19 tiêu chí nông thôn mới tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. - Tăng hợp lý tỷ trọng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển dịch vụ khuyến nông; khuyến khích sáng kiến và sự tham gia của các thành phần kinh tế vào phát triển nông thôn. - Phát triển các hình thức cung cấp dịch vụ khuyến nông, giúp nông dân thay đổi và nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thất thoát sau thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. 7. Sử dụng hiệu quả tài nguyên, đất đai; bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững: Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật đất đai (sửa đổi), các quy định pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, đất đai. Tạo điều kiện bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Hỗ trợ các nhà đầu tư trong công tác giải tỏa, bồi thường để có mặt bằng đầu tư sản xuất, kinh doanh. 8. Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh. - Xem khoa học và công nghệ là đòn bẩy của quá phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh; gắn các mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện. - Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm giúp doanh nghiệp hội nhập sâu rộng kinh tế khu vực va quốc tế. - Thực hiện chính sách chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ khoa học và công nghệ đang công tác tại các cơ quan thuộc huyện. - Đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của khoa học và công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. - Ưu tiên phân bố nguồn lực cho sự nghiệp khoa học và công nghệ; kịp thời ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất, đời sống, xã hội, cải cách hành chính, quản lý nhà nước,... IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. - Định kỳ theo yêu cầu, các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp, chính sách phù hợp với tình hình thực tế về UBND huyện, đồng thời gửi Phòng Tài chính và Kế hoạch để tổng hợp báo cáo. - Phòng Tài chính và Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện cho UBND huyện theo yêu cầu của cấp trên. - Phòng Văn hóa – Thông tin, Đài truyền thanh huyện, các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính, tạo đồng thuận trong xã hội và thúc đẩy mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn. Phòng TC-KH, UBND huyện
Các đối tượng hộ nghèo, đối tượng chính sách (563 đối tượng) xã Dạ Trạch được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để giảm nghèo
NHCSXH huyện Khoái Châu đẩy mạnh tuyên truyền triển khai cho vay chương trình học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định 05/2022/QĐ-TTg