Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 huyện Khoái Châu

Trong những năm gần đây tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường; biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những thách thức lớn của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.

I. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
Cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo, tổ chức xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương, ngành mình một các cụ thể, chi tiết. Trong đó, cần xác định nhiệm vụ chống hạn hán, úng nội đồng và bão, lốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong mùa mưa bão năm 2018; xây dựng phương án hộ đê toàn tuyến, phương án trọng điểm và kế hoạch về vật tư, phương tiện, lực lượng tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho phù hợp. Phương pháp chỉ đạo, điều hành dứt khoát và linh hoạt, tổ chức thực hiện khẩn trương, chặt chẽ.
1. Công tác chuẩn bị trước mùa mưa, lũ
1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Chỉ đạo tổ chức Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2017; trên cơ sở Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2016-2020 của tỉnh, Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 của huyện; các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch 2018).
- Chấp hành nghiêm túc Kế hoạch và phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của cấp trên; các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước huyện, tỉnh  về an toàn đê điều, phòng chống thiên tai trong phạm vi và địa bàn phụ trách. Trong xây dựng phương án cần giả định tình huống đồng thời xuất hiện cả bão/siêu bão, mưa lớn trên diện rộng và lũ cao trên sông để có phương án ứng phó cho phù hợp, tránh bị động, lúng túng.
- Hoàn thành việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đê, kè, cống và xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; xây dựng phương án trọng điểm, phương án hộ đê toàn tuyến thật cụ thể, có tính khả thi cao. Chỉ đạo, đôn đốc các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương mình; chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, UBND huyện về an toàn đê điều trên địa bàn phụ trách;
- Đối với phương án trọng điểm của huyện: Khi lập phương án trọng điểm phải có sự tham gia của cơ quan quân sự, nhằm hoàn thiện phương án và hợp đồng tác chiến trong công tác ứng cứu hộ đê, tìm kiếm cứu nạn; phân công cán bộ có năng lực để chỉ huy, chỉ đạo, cử cán bộ có chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm để tham mưu kỹ thuật xử lý sự cố đê điều. 
  1.2. Công tác duy tu sửa chữa công trình
  - Tu bổ và duy tu bảo dưỡng đê điều, sửa chữa đê, kè, cống, các công trình thủy lợi và các công trình phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bảo đảm tiến độ, kế hoạch đề ra;
  - Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Châu Giang chủ trì phối hợp UBND các xã, thị trấn triển khai tổ chức khơi thông dòng chảy, nạo vét sông trục, kênh mương, đắp đê Bắc Hưng Hải, kiểm tra, tu sửa, nâng cấp máy bơm, thiết bị, đường cấp điện cho các trạm bơm, công trình phục vụ chống úng,... 
- Các xã, thị trấn xây dựng phương án phòng, chống úng, lụt, bão  theo địa bàn quản lý và các hệ thống tiêu liên xã, ứng với các tình huống bất lợi (Lượng mưa, mực nước ở mức thiết kế và vượt thiết kế). Phối hợp với Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Châu giang sửa chữa, nâng cấp, thay thế các thiết bị máy móc, công trình trạm bơm, cống điều tiết, cống xả tiêu, đường dây tải điện vào nhà máy, máy biến áp, dàn van, cánh cống và tu bổ bờ bao, bờ vùng, những vị trí xung yếu không đảm bảo chống tràn khi có mưa, úng và giải toả các vi phạm, vật cản làm ách tắc dòng chảy (đăng, đập, vó bè, rau, bèo...) trên các trục sông, kênh mương, cửa cống hố hút các trạm bơm để sẵn sàng phục vụ chống úng đạt hiệu quả.
- Chủ đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, các công trình xây lắp khác ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước, chống úng, phải tháo dỡ đập ngăn, khơi thông dòng chảy xong trước ngày 30/5/2018 để kịp phục vụ chống úng.
1.3. Cơ cấu tổ chức ở huyện, xã:
a. Kiện toàn ban chỉ huy PCTT&TKCN năm 2018 ở cấp huyện:
UBND huyện ban hành Quyết định kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.
b.  Các bộ phận trực thuộc Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện gồm:
- Cụm PCTT&TKCN Hàm Tử (trụ sở tại Hạt quản lý đê Hàm Tử, điện thoại 3915.870). Phụ trách đê, kè từ giáp huyện Văn Giang đến hết xã Tứ Dân và bối  Bình Minh.
- Cụm PCTT&TKCN Nghi Xuyên (Trụ sở tại nhà làm việc quản lý đê Nghi Xuyên, điện thoại: 3918.275). Phụ trách đê, kè, cống từ giáp xã Tứ Dân đến huyện Kim Động.
- Cụm PCTT&TKCN bối Khoái Châu, phụ trách tuyến bối từ xã Tứ Dân đến xã Chí Tân.
- Tiểu ban phòng, chống bão, úng (Thường trực tại Xí Nghiệp KTCTTL Châu Giang, điện thoại 6.268.077). Phụ trách công tác phòng, chống bão, úng.
- Tiểu ban sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn. Phụ trách công tác sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn thường trực tại Ban chỉ huy quân sự huyện.
- Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT &TKCN huyện (Đặt tại phòng Nông nghiệp&PTNT, điện thoại: 3910.381).
- Ban chỉ huy PCTT&TKCN công trình trọng điểm trạm bơm Nghi Xuyên (đặt tại Nhà quản lý trạm bơm Nghi Xuyên, thôn Nghi Xuyên xã Chí Tân).
c. Nhiệm vụ của các cụm Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:
- Chỉ huy toàn bộ công tác phòng, chống thiên tai ở phạm vi được phân công và trực tiếp chỉ huy công tác phòng, chống thiên tai ở các xã thuộc cụm (kể cả địa bàn ở phía trong đê của các xã thuộc cụm). Cụm PCTT&TKCN bối Khoái Châu phụ trách công tác phòng chống bão 3 xã Đông Ninh, Tân Châu, Đại Tập; Cụm PCTT&TKCN Hàm Tử phụ trách công tác phòng chống bão 4 xã Bình Minh, Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân. Cụm PCTT&TKCN Nghi Xuyên phụ trách công tác phòng chống bão ở 5 xã Nhuế Dương, Thành Công, Chí Tân, Liên Khê và Đông Kết.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã trong cụm, các xã và các đơn vị liên quan được phân công tham gia vào các phương án PCTT&TKCN ở cụm, chuẩn bị chu đáo phương tiện, vật tư, nhân lực, cơ cấu tổ chức chỉ huy đảm bảo yêu cầu huy động khẩn cấp trong mọi tình huống. Kiểm tra, đôn đốc việc tuần tra canh gác nước theo quy định.
- Trên cơ sở phương án của các xã, thị trấn xây dựng, các cụm PCTT&TKCN kiểm tra, nắm chắc việc xây dựng lực lượng; chuẩn bị vật tư, phương tiện, dụng cụ, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đồng thời chuẩn bị dự trữ tài chính, hậu cần để phục vụ công tác phòng chống thiên tai tại địa phương và sẵn sàng đi làm nhiệm vụ khi có lệnh huy động.
- Tổ chức theo dõi từ xa mọi diễn biến của thiên tai để chủ động chỉ đạo các xã kịp thời triển khai thực hiện phương án phòng, chống thiên tai của địa phương.
- Chủ động các phương án chỉ đạo nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng của các xã trong cụm với các lực lượng chi viện, hỗ trợ, sự phù hợp giữa yếu tố nhân lực với các yếu tố phương tiện, vật tư, dụng cụ.... trong mọi tình huống khẩn cấp đột xuất.
-Chỉ đạo các xã trong cụm lập và tổ chức thực hiện phương án PCTT&TKCN, phương án sơ tán dân và bảo vệ tài sản ở trong các vùng bối.
-Trực tiếp chỉ huy xử lý sự cố, cứu hộ đê, bối, công tác sơ tán dân, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai tại địa bàn được phân công.
 1.4. Xây dựng các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khắc phục hậu quả do lụt, bão, úng gây ra
a. Phương án hộ đê toàn tuyến.
b. Phương án sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn.
c. Phương án phòng, chống úng của huyện và các tiểu vùng.
d. Phương án phòng, chống bão và khắc phục hậu quả sau bão.
e. Phương án tìm kiếm cứu nạn.
1.5. Xây dựng phương án trọng điểm tỉnh:
UBND tỉnh giao Ban chỉ huy PCTT&TKCN trọng điểm trạm bơm Nghi Xuyên huyện Khoái Châu xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ. Phương án đặt ra để xử lý 3 tình huống giả định gồm:  rò rỉ mang cống, xuất hiện mạch đùn sủi phía đồng đê trong và cả hai tình huống đồng thời xảy ra.
1.6. Xây dựng các phương án trọng điểm huyện:
 a. Phương án kỹ thuật bảo vệ kè Hàm Tử.
b. Phương án kỹ thuật bảo vệ đoạn đê Liên Khê:
1.7. Xây dựng các phương án bảo vệ đê bối:
a. Phương án lải nước vào vùng bối Khoái Châu.
b. Phương án hộ bối toàn tuyến và xử lý sạt trượt, đùn sủi trên tuyến bối Khoái Châu.
c. Phương án hàn khẩu bối Khoái Châu.
1.8. Xây dựng phương án ứng phó với thiên tai theo mức độ rủi ro:
Xây dựng phương án nhằm Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả khẩn trương và hiệu quả để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là người, tài sản và các công trình trọng yếu. Các loại thiên tai có khả năng ảnh hưởng đến địa bàn huyện gồm:
- Áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lớn, lũ và ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy.
- Hạn hán, sương muối và rét hại.
- Nắng nóng, lốc sét, mưa đá, động đất và các loại thiên tai khác.
2. Công tác phòng, chống thiên tai và bảo vệ đê điều
2.1. Tổ chức lực lượng ứng cứu, hộ đê
2.2. Chuẩn bị vật tư, hậu cần
Các cơ, quan, đơn vị và các cấp chính quyền triển khai thực hiện nghiêm nguyên tắc 3 sẵn sàng “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời; khắc phục khẩn trương và hiệu quả”; quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “Bốn tại chỗ”.
a) Về vật tư, phương tiện:
- Vật tư dự trữ ở các cụm chống lụt để dự trữ tại các kho và bãi dọc tuyến đê của huyện (phụ lục 01 kèm theo). Các xã có đê, bối cần có phương án bãi đất dự phòng để thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN năm 2018.
- Vật tư, dụng cụ trang bị cho đại đội xung kích ứng cứu gồm 25 xã,TT (phụ lục 02).
- Vật tư, dụng cụ trang bị cho lực lượng cắm cừ đào mò ở 12 xã có đê, bối (phụ lục 03).
- Vật tư dụng cụ trang bị cho các điếm gác nước (phụ lục 04).
- Vật tư, dụng cụ trang bị cho lực lượng lao động tổng hợp: Là các loại vật tư, dụng cụ sẵn có trong dân như: Mai, cuốc, xẻng, quang gánh, xe ba gác, dao, cưa để khi lực lượng này được huy động sẽ mang theo để làm nhiệm vụ.
Ngoài ra còn chuẩn bị dụng cụ cầm tay, phương tiện để trang bị cho lực lượng quân đội đến tham gia ứng cứu hộ đê.
- Ngoài các loại vật tư dụng cụ trang bị cho các lực lượng như trên, các xã, thị trấn và nhân dân còn phải chuẩn bị thêm các loại vật tư, dụng cụ như sau: 
+ Các xã được phân công tham gia vào những phương án bảo vệ trọng điểm, phương án hộ đê toàn tuyến và phương án hỗ trợ sơ tán dân, phương án tìm kiếm, cứu nạn... còn phải chuẩn bị thêm một số vật tư, phương tiện, dụng cụ lao động khác ở trong các phương án cụ thể đó.
4.1. Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện:
- Trực ban: Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai các cấp, các ngành phải bố trí cán bộ trực ban từ ngày 15/5/2018 đến ngày 30/11/2018 (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ);
- Trực chỉ huy: Ngoài chế độ trực ban theo quy định, khi có tình huống lũ, bão, úng khẩn cấp; các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai các cấp, các ngành phải có mặt tại cơ quan để chỉ đạo. Khi lũ từ báo động II trở lên, các thành viên trong Ban chỉ huy các cấp được phân công phụ trách tuyến đê và Ban chỉ huy xã, thị trấn ven đê phải có mặt thường xuyên 24/24 giờ trên đê để chỉ huy tại chỗ. Những đoạn đê, kè, cống giáp gianh phải tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, nhằm tránh mọi sơ suất, bất ngờ có thể xảy ra;
 - Các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai huyện phải nắm chắc nhiệm vụ được phân công phụ trách; có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm chế độ trực ban, trực chỉ huy và tuần tra canh gác;
4.2. Các xã ven đê, bối:
Thực hiện theo quy định của Luật Đê điều và hướng dẫn của Bộ nông nghiệp và PTNT, cụ thể:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, lực lượng lao động tại địa phương cử người tuần tra canh gác đê đầy đủ khi có yêu cầu. Các xã phải hết sức chủ động huy động lực lượng tuần tra canh gác và thường trực trên các điếm canh đê, bối khi có báo động lũ từ cấp I trở lên theo quy định.  Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố đê điều từ giờ đầu.
- Tổ chức trực ban, trực chỉ huy từ 15/5 đến 30/11/2018 kể cả ngày lễ và chủ nhật, liên tục suốt ngày đêm để kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời các sự cố đê điều, đồng thời chuẩn bị dụng cụ, vật tư....sẵn sàng trên các điếm canh đê; huy động lực lượng của xã để tuần tra canh gác và thường trực trên các điếm khi có lũ từ báo động I trở lên.
- Khi  có báo động 2, đê và bối đã phải chịu sự uy hiếp trực tiếp của lũ. Ban chỉ huy PCTT&TKCN các xã có đê, bối phải phân công cán bộ trực chỉ huy trên tuyến. Khi lũ báo động 3 hoặc báo động 2 trùng hợp với tin bão khẩn cấp. 
5. Xử lý sự cố trong lũ
- Các xã, các ngành: Phải giả định tình huống vừa có lũ cao trên sông vừa có bão và có mưa lớn kết hợp để chủ động phương án ứng phó. Khi mực nước sông Hồng lên trên 12m tại Hà Nội thì toàn bộ lực lượng phải lên đê để kiểm tra, bảo vệ toàn tuyến; nếu xảy ra sự cố, lực lượng tại chỗ phải ứng cứu, hộ đê khẩn cấp;
- Khi xảy ra sự cố đê điều trong lũ, người điều hành xử lý là Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai huyện; hướng dẫn kỹ thuật do Hạt Quản lý đê. Nếu diễn biến sự cố phức tạp vượt quá khả năng thì Trưởng Ban Chỉ huy đề nghị cấp trên hỗ trợ;
-Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện: Trực tiếp ra lệnh huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, kỹ thuật để xử lý; được huy động vật tư dự trữ chống lụt ở kho gần nhất của tỉnh để ứng cứu đê báo cáo về Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh. Việc sử dụng vật tư phải trên cơ sở phương án kỹ thuật đã lập và thực hiện đúng theo Quyết định số 17/2002/QĐ-BNN ngày 12/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định quản lý và sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão;
- Các xã, thị trấn, lực lượng quân đội, các đơn vị hỗ trợ nhân lực, vật tư, phương tiện... đến ngay hiện trường sự cố; từng lực lượng phải có người quản lý, điều hành theo sự chỉ huy chung của Trưởng ban chỉ huy xử lý sự cố tại chỗ;
- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai các cấp, các ngành thường xuyên theo dõi tình hình mưa, lũ, bão và diễn biến của hệ thống đê điều để chủ động chỉ đạo, chỉ huy chống lụt bão, úng; sử dụng tối đa các phương tiện thông tin (điện thoại, fax, điện tín, mạng internet...) để chuyển phát, xử lý kịp thời sự chỉ huy, chỉ đạo;
- Số liệu thiệt hại: Số liệu thiệt hại sơ bộ ban đầu do lụt, bão, úng gây ra và việc huy động nhân lực, vật tư vv... để xử lý các sự cố về lũ, bão, úng phải khẩn trương tổng hợp báo cáo ngay về văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện chậm nhất không quá 180 phút sau khi xảy ra thiên tai.
6. Công tác tìm kiếm, cứu nạn (có kế hoạch riêng) do Ban Chỉ huy Quân sự huyện xây dựng.                                                                         
7. Giải quyết hậu quả sau lũ, bão, úng
Ban Chỉ huy cấp dưới có trách nhiệm thống kê, báo cáo kịp thời những thiệt hại về người và tài sản do lũ, lụt, bão gây ra; đề xuất, kiến nghị với Ban Chỉ huy cấp trên, chậm nhất là 180 phút sau khi thiên tai xảy ra. Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy là đầu mối tiếp nhận đề xuất phương án giải quyết, cơ chế, chính sách hỗ trợ, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra với cấp có thẩm quyền; đồng thời có trách nhiệm kiểm tra đê, kè, cống, trạm bơm, công trình thủy lợi,... sau lũ và thống kê những sự cố về đê điều, công trình thuỷ lợi và lập kế hoạch trình các cơ quan có thẩm quyền cho phép sửa chữa, khắc phục công trình.
8. Một số quy định trong mùa mưa, bão
8.1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp được sử dụng một hoặc đồng thời nhiều hình thức thông tin để chuyển tải mệnh lệnh, công tác chỉ huy, chỉ đạo như: Qua mạng viễn thông, điện thoại, Fax, công văn bằng giấy, điện mã hoá, thư điện tử qua mạng Internet,... nhằm đảm bảo thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất.
8.2. Các cống dưới đê phải đóng, mở theo quy trình vận hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Từ báo động I trở lên, nếu mở cống dưới đê phải có lệnh của Ban Chỉ huy Phòng, chông thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (trừ các cống của Trạm bơm tiêu). Khi đóng cống chống lũ phải kiểm tra kỹ cống, cánh cống, mang cống; tuyệt đối không được để cánh cống kênh, hở hoặc mang cống bị sạt lở, hở nước.
8.3. Cấm các loại xe cơ giới có tải trọng quá 10 tấn đi trên mặt đê trong mùa mưa lũ. Khi có báo động số II trở lên, cấm tất cả các loại xe cơ giới đi trên đê (trừ xe có giấy phép của cấp có thẩm quyền)...
9. Công tác thông tin, tuyên truyền: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để cán bộ và nhân dân hiểu sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phòng, chống thiên tai, từ đó có nhận thức đầy đủ, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và chủ động tham gia phòng, chống thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn: Theo chức năng nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể, sát thực để phục vụ tốt nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 xong trước ngày 15/5/2018.
 Hồ sơ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 của các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị báo cáo Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện qua Phòng Nông nghiệp&PTNT trước ngày 30/5/2018.
2. Phân công nhiệm vụ:
UBND huyện phân công nhiệm vụ theo chức năng cụ thể của các ngành, đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện kế hoạch năm 2018. Nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ huy đã được Chủ tịch UBND huyện phân công tại Quyết định kiện toàn BCH PCTT&TKCN năm 2018. Phân công nhiệm vụ của các ngành (nhấn mạnh một số nhiệm vụ chính)
UBND các xã, thị trấn:
- Xây dựng kế hoạch và phương án phòng, chống thiên tai ở địa phương; phối hợp với các lực lượng vũ trang, các ngành, các lực lượng tổ chức ứng cứu hộ đê, cứu người và tài sản khi có tình huống xấu xảy ra.
- Lập các phương án ứng phó với sự cố, loại hình thiên tai và tìm kiếm cứu nạn sát thực với địa phương;
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn huyện tổ chức tập huấn phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các lực lượng;
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về an toàn đê điều, an toàn về người và tài sản, khắc phục hậu quả thiệt hại thiên tai cho nhân dân địa phương...
 
Nguyễn Thắm

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
159 người đang online