10/12/2019 | lượt xem: 2 Kết quả công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Khoái Châu Kết quả công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Khoái Châu I. Kết quả thực hiện: 1. Về quy hoạch quản lý chất thải rắn: Huyện Khoái Châu đã tiến hành lập quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Hiện nay, huyện đang từng bước triển khai những nội dung của Đồ án quy hoạch trên có nhiều kết quả cao. Huyện đã đề xuất với Tỉnh xây dựng một khu xử lý rác thải rắn tập trung cho toàn huyện, sau này trở thành trạm tập kết, trung chuyển chất thải rắn đến các khu xử lý chất thải rắn tập trung. Các chất thải rắn phát sinh bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển đến các bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc vận chuyển đi xử lý bằng xe cuốn ép rác chuyên dụng của huyện. 100% số thôn của các xã, thị trấn trong huyện đã hình thành mô hình tổ thu gom rác tự quản. Quy trình tập kết rác, vận chuyển rác đến nơi xử lý tập trung được triển khai đảm bảo đúng yêu cầu. Theo Quyết định 300/QĐ-UBND ngày 01/02/2013, Khoái Châu có được quy hoạch 10 bãi thu gom, tập kết chất thải rắn giai đoạn 2013-2017 tại các xã: Dạ Trạch, Đông Ninh, Đông Kết, Thành Công, Việt Hoà, Dân Tiến, Ông Đình, An Vĩ, Bình Minh, Chí Tân. Các điểm quy hoạch đều đã có bãi chôn lấp rác thải, tuy nhiênđến thời điểm này một số xã đã chuyển sang mô hình tập kết container và đóng cửa các bãi chôn lấp cũ (Thành Công, Bình Minh,…); còn lại các bãi rác khác vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, thời điểm quy hoạch dự kiến các bãi thu gom, tập kết rác thải để phục vụ không chỉ riêng xã có bãi thu gom mà cả một số xã lân cận là không thực tiễn. Trên thực tế, các bãi rác này chỉ phục vụ nhu cầu của xã có bãi để thuận tiện cho việc quản lý, vận hành. 2. Kết quả thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải: 2.1. Thu gom bằng xe cuốn ép, điểm tập kết container: Dân số huyện Khoái Châu khoảng 186.632 nhân khẩu, lượng rác thải sinh hoạt trung bình khoảng 34.060,34 tấn/năm. Rác thải sinh hoạt được thu gom, tập kết tại các bãi rác của xã, thôn để chôn lấp hoặc tập kết tại các điểm tập kết rác bằng container để vận chuyển đi xử lý và vận chuyển thường xuyên hàng ngày bằng xe cuốn ép rác chuyên dụng của huyện. Năm 2018 vận chuyển, xử lý được 24.895,37 tấn rác (khoảng 73,1%) thải sinh hoạt và rác thải tồn đọng. Lượng rác thải còn lại tập trung tại các bãi chôn lấp của thôn, xã. Đến năm 2019, toàn huyện đã xây dựng 18 điểm tập kết (tại 17 xã, thị trấn) đặt container tiếp nhận rác thải sinh hoạt; đa số các điểm đã đi vào hoạt động, cụ thể: STT Điểm tập kết container xã, thị trấn Ghi chú 1 Tân Châu 2 Nhuế Dương 3 Đại Hưng 4 Tân Dân 5 Hồng Tiến 6 Phùng Hưng 02 điểm 7 Thuần Hưng 8 Thành Công 9 Bình Minh 10 TT Khoái Châu 11 Đông Tảo 12 Đông Kết 13 Đồng Tiến 14 Việt Hoà 15 Liên Khê 16 Dân Tiến 17 Hàm Tử 2.3. Bãi chôn lấp: Huyện Khoái Châu có 52 bãi chôn lấp; trong các bãi chôn lấp có 10/52 bãi chôn lấp đã đầy không thể tiếp nhận thêm rác thải (01 bãi chôn lấp xã Bình Kiều, 02 bãi xã Việt Hòa, 02 bãi xã Bình Minh, 03 bãi xã Đông Tảo, 01 bãi xã Ông Đình, 01 bãi xã Hồng Tiến), 39/52 bãi chôn lấp cần xử lý, phun chế phẩm vi sinh nhằm giảm tải lượng rác thải sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường và tăng khả năng tiếp nhận rác trở lại. Năm 2018, các bãi chôn lấp tiếp nhận khoảng 8.824,37 tấn rác thải sinh hoạt (khoảng 25,9%). Còn khoảng 1% lượng rác thải sinh hoạt vẫn còn chưa được thu gom, vận chuyển, xử lý đúng quy định. Ủy ban nhân dân huyện Khoái Châu đã thường xuyên thuê các đơn vị vận chuyển, xử lý các điểm đổ rác thải không đúng nơi quy định, nhưng tình trạng này vẫn diễn ra, chính quyền cấp xã còn chưa quản lý chặt chẽ tình trạng này. 3. Kết quảthực hiện phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình: Đến hết năm 2018, toàn huyện đã triển khai mô hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình đến toàn bộ 25/25 xã, thị trấn, với 18.245 hộ (chiếm 32% số hộ toàn huyện), cụ thể như sau: STT Xã, thị trấn Số hộ đã tham gia Năm 2018 Thùng Nắp Nắp Chế phẩm 1 Bình Minh 700 170 340 2 Bình Kiều 400 300 600 3 TT. Khoái Châu 200 400 170 340 4 Hồng Tiến 100 450 170 340 5 Việt Hòa 500 250 500 6 Chí Tân 300 300 600 7 Nhuế Dương 600 150 300 8 Tứ Dân 100 600 170 340 9 Đông Kết 400 300 600 10 Đông Ninh 700 150 300 11 Phùng Hưng 200 430 300 600 12 Đại Hưng 100 120 200 400 13 Thành Công 100 340 150 300 14 Dân Tiến 40 700 170 340 15 Đồng Tiến 100 150 200 400 16 Liên Khê 40 550 170 340 17 Ông Đình 40 500 170 340 18 Tân Dân 40 650 320 640 19 Hàm Tử 40 400 170 340 20 Tân Châu 325 400 220 440 21 Đại Tập 40 500 170 340 22 Đông Tảo 100 450 170 340 23 An Vĩ 200 300 220 440 24 Thuần Hưng 200 350 170 340 25 Dạ Trạch 40 250 170 340 Cộng 2.005 11.140 5.100 10.200 Thuận lợi: Đây là việc làm rất phù hợp, thiết thực với đời sống, giảm lượng rác thải ra môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tận dụng được nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng. Đội ngũ cán bộ Hội LHPN nhiệt tình, trách nhiệm, sát sao đôn đốc, không ngại khó, ngại khổ sẵn sàng hỗ trợ các hộ việc đào hố rác, pha chế phẩm, hướng dẫn các hộ gia đình thực hiện. Khó khăn: Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức được tác hại của việc vứt rác thải ra môi trường và tầm quan trọng của việc phân loại, xử lý rác hữu cơ, còn có thói quen đổ rác ra môi trường, ngại phân loại rác. Lãnh đạo Đảng, chính quyền tại nhiều địa phương chưa quan tâm chỉ đạo việc phối hợp giữa các ngành có liên quan, các đoàn thể, cấp ủy chi bộ coi việc thực hiện Kế hoạch phân loại và xử lý rác là của phụ nữ nên việc triển khai thực hiện mô hình phân loại rác gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình có ý kiến so sánh việc hộ gia đình tham gia mô hình phân loại rác và hộ không phân loại rác vẫn phải đóng góp tiền thu gom rác hàng tháng như nhau nên còn có tư tưởng ỷ lại cho tổ vệ sinh thu gom rác, có hộ thực hiện mang tính hình thức, chống đối khi có cán bộ đến kiểm tra. Do nhận thức của nhiều người dân hạn chế nên việc thực hiện phân loại và xử lý rác chưa đúng cách: sử dụng thùng xuất hiện dòi bọ, đào hố có nhiều nước dẫn đến các hộ ngại thực hiện. Có trường hợp không pha chế phẩm mà rắc trực tiếp lên rác thải, khi hết chế phẩm ngừng phân loại và xử lý rác. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội LHPN các xã, thị trấn với công chức phụ trách môi trường và các đoàn thể của địa phương, chủ yếu cán bộ Hội LHPN triển khai, kiểm tra. Kinh phí hỗ trợ cho việc kiểm tra không nhiểu nên việc kiểm tra gặp nhiều khó khăn, chưa thường xuyên. 4. Kết quả kiểm tra, xử lý các điểm tồn đọng rác thải gây ONMT: Công tác BVMT còn có tình trạng rác thải bừa bãi tại điểm tập kết; rác thải đổ không đúng nơi quy định, vứt xác động vật chết tại các công trình thủy lợi; đặc biệt trên các hệ thống sông chính như Tây Tân Hưng, Từ Hồ - Sài Thị, kênh Tây thuộc xã Đông Kết, Tứ Dân; khu vực cầu Khé - Phùng Hưng; tình trạng đổ trộm rác thải còn diễn ra (ở Hồng Tiến, Đồng Tiến, Nhuế Dương, Thuần Hưng,...). Phòng TN&MT đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp &PTNT, Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang và UBND xã Thuần Hưng trục vớt, vận chuyển và xử lý rác thải; tham mưu chỉ đạo công ty TNHH môi trường Huy Anh thu dọn, vận chuyển rác thải khu vực Cầu Khé, nhằm giảm kiến nghị của cử chi; đã tham mưu nhiều văn bản chỉ đạo các xã quản lý chặt chẽ chỉ giới hành chính các đoạn tuyến sông, kênh thuộc địa bàn, nhằm phân rõ trách nhiệm xử lý rác thải sinh hoạt trôi nổi trên sông, kênh thuộc địa bàn xã đó. Tuy nhiên, hầu như việc quản lý này vẫn chưa được chú trọng. Kết quả xử lý một số điểm tồn đọng gây ONMT: STT Địa điểm Loại rác thải Khối lượng, số lượng Hình thức xử lý Kết quả 1 Khu vực Kênh Tây, xã Đông Kết RT tổng hợp Khoảng 50 tấn (400 bao tải) Khử trùng, chôn lấp Dứt điểm 2 Khu vực Cầu Sài Thị, xã Thuần Hưng RT tổng hợp 150 chuyến xe vận chuyển đi chôn lấp Khử trùng, chôn lấp Dứt điểm 3 Khu vực sông Đại Thần, xã Việt Hòa Xác gia súc (lợn) Khoảng 100 con Khử trùng, chôn lấp Dứt điểm 4 Khu vực bờ sông Từ Hồ - Sài Thị, xã Thuần Hưng RT sinh hoạt Khoảng 50 tấn Vận chuyển và xử lý Dứt điểm II.Đánh giá kết quả đạt được, đề xuất, kiến nghị và phương hướng: 1. Nhận xét, đánh giá: - Công tác phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải: Huyện tiếp nhận các dự án đầu tư vào các Cụm công nghiệp đã được duyệt và những vị trí phù hợp trên địa bàn đảm bảo đúng quy hoạch và thực hiện đúng theo chỉ đạo của Tỉnh, hạn chế tiếp nhận các dự án đầu tư có phát sinh chất thải lớn, các dự án nhập khẩu phế liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích thu hút các dự án đầu tư có công nghệ cao, hiện đại, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, trong quá trình tham gia ý kiến đánh giá Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường, UBND huyện cũng yêu cầu các dự án xây dựng các phương án BVMT chi tiết, lập chương trình quản lý chất thải rắn, quản lý môi trường trong đó chú trọng đến công tác ngăn ngừa, tái sử dụng, giảm thiểu phát sinh chất thải, phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn theo đúng quy định. - Công tác đào tạo, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải rắn: Để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT, trong đó có quản lý chất thải rắn, Phòng Tài nguyên Môi trường đã bố trí cán bộ, công chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý về lĩnh vực BVMT. Hàng năm, UBND huyện đã cử các công chức tham dự các hội nghị, hội thảo tập huấn về môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tổ chức nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho công chức trong công tác quản lý môi trường, quản lý chất thải, đảm bảo từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. UBND huyện Khoái Châu
Nghị quyết về việc tán thành chủ trương không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 huyện Khoái Châu đối với xã có yếu tố đặc thù
Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 huyện Khoái Châu