Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Khoái Châu: Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Đăng ngày 13 - 05 - 2019
100%

Tại điểm cầu huyện Khoái Châu tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Toàn cảnh Hội nghị

 

Sáng ngày 13/5/2019, huyện Khoái Châu tổ chức điểm cầu huyện kết nối Hội nghị trực tuyến về phòng chống dịch tả lợn do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng & bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn Dũng chủ trì.
Dự và chỉ đạo hội nghị, đồng chí Hoàng Văn Tựu - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, cùng các thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh động vật huyện; cùng các Đồng chí Chủ tịch UBND, cán bộ thú ý 25 xã, thị trấn, các doanh nghiệp, trang trại, chủ hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CẢ TOÀN TỈNH
Tỉnh đã chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng và dập dịch. Tuy nhiên, do đặc điểm của bệnh lây lan nhanh, không có vắc xin, không có thuốc điều trị, tỷ lệ chết cao nên từ ngày 01/02 đến ngày 10/5/2019, số lợn phải tiêu hủy tại 10.596 hộ, 680 thôn, 153 xã của 10 huyện, thị xã, thành phố với tổng số 123.671 con (7.677.804 kg). Đến nay, có 01 xã công bố hết dịch: Đức Hợp (Kim Động).
Dịch tả lợn Châu Phi vào cuối tháng 3 đã chậm lại, nhiều xã sắp đến thời điểm công bố hết dịch (gần qua 30 ngày) nhưng sau đó lại phát hiện ổ dịch mới với mức độ lây lan rất nhanh, tỷ lệ chết cao. Chủ yếu xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, khó kiểm soát. Tổng số lợn tiêu hủy đến nay chiếm 22% tổng đàn.
Tình hình dịch vẫn còn tiếp diễn và có xu hướng lây lan vào các trang trại chăn nuôi lợn với số lượng lớn.
Nhận định một số nguyên nhân chính lây lan dịch bệnh
- Do yếu tố con người và phương tiện đi từ nơi này đến nơi khác; buôn bán vận chuyển, giết mổ tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn tăng cao trong dịp trước, trong, sau  Tết Nguyên đán; Vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn ốm, sản phẩm lợn bệnh từ nơi này sang nơi khác;
- Do phương thức chăn nuôi: nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tận dụng thức ăn dư thừa dùng cho chăn nuôi; chuồng trại nằm xen lẫn trong khu dân cư, không đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học.
CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH
1. Mức hỗ trợ cho hộ có lợn tiêu hủy
- Những hộ có lợn tiêu hủy trước ngày 20/3/2019, hỗ trợ mức 38.000 đồng/kg lợn hơi đối với tất cả các loại lợn.
- Từ ngày 20/3/2019 đến ngày 05/5/2019 mức hỗ trợ 32.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn con, lợn thịt các loại; lợn nái, lợn đực giống đang khai thác 48.000 đồng/kg lợn hơi.
- Từ ngày 06/5/2019 mức hỗ trợ 25.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn con, lợn thịt các loại; lợn nái, lợn đực giống đang khai thác 37.500 đồng/kg lợn hơi.
2. Kinh phí hỗ trợ phòng, chống dịch tổng hợp đến hết tháng 4/2019 với tổng kinh phí 373,43 tỷ đồng (gồm: hỗ trợ chủ hộ có lợn tiêu hủy: 311,1 tỷ đồng; hoạt động chống dịch ở cấp huyện: 52 tỷ đồng; hoạt động chống dịch cấp tỉnh: 10,33 tỷ đồng)
NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ
          - Thời gian chống dịch kéo dài, dịch bệnh khó kiểm soát nên kinh phí hỗ trợ công tác chống dịch, đặc biệt kinh phí hỗ trợ cho hộ có lợn phải tiêu hủy là rất lớn, trong khi đó ngân sách cấp xã, huyện, tỉnh không thể đảm bảo đủ. Riêng kinh phí hỗ trợ cho công tác tiêu hủy ở cấp xã không bù đắp kịp.
          - Công tác chống dịch lực lượng nòng cốt là cán bộ thú y các cấp và lực lượng cán bộ ở các phòng, ban, đơn vị thuộc lĩnh vực Nông nghiệp tham gia chống dịch đặc biệt phục vụ cho công tác tổ chức tiêu hủy lợn rất vất vả, dịch diễn ra ở hầu hết các xã trong tỉnh và kéo dài, không có ngày nghỉ. Đồng thời, vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao nên rất khó khăn về nguồn nhân lực.
- Chăn nuôi chủ yếu nhỏ lẻ trong khu dân cư; chủ hộ chăn nuôi chưa thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; việc giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn khó kiểm soát dẫn đến dịch bệnh tiếp tục lây lan ra diện rộng.
- Thực trạng khó khăn chung của các địa phương trong việc bố trí vị trí tiêu hủy lợn với số lượng lớn do vừa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thuận lợi cho việc vận chuyển lợn đi tiêu hủy, vừa đảm bảo an ninh, trật tự, môi trường và nguyện vọng của nhân dân.
- Một số trang trại chăn nuôi lợn với số lượng lớn nhưng do nằm trong vùng dịch và chưa phải là cơ sở an toàn dịch bệnh nên khó khăn trong việc tiêu thụ lợn ra ngoài vùng dịch, trong khi lợn đã đến tuổi xuất bán.
- Thị trường tiêu thụ thịt lợn giảm, tư thương ép giá nên giá lợn hơi nhiều thời điểm xuống thấp hơn mức giá hỗ trợ của nhà nước, một số người chăn nuôi không quyết tâm chăm sóc nuôi dưỡng hoặc có tư tưởng báo dịch để được hưởng hỗ trợ của nhà nước.
MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
2. BCĐ phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi cấp tỉnh, huyện, xã chỉ đạo các thành viên thường xuyên bám sát địa bàn, nhiệm vụ được giao để thực hiện hiệu quả chức trách nhiệm vụ, kịp thời kiểm tra, giám sát, chỉ đạo cơ sở thực hiện tốt công tác chống dịch. Tập trung phòng dịch không để lây lan sang các trang trại, cơ sở chăn nuôi lợn với số lượng lớn (chiếm 60% tổng đàn).
3. Thực hiện tốt việc kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật và cắt giảm thủ tục không cần thiết để tạo điều kiện cho việc vận chuyển, tiêu thụ lợn khỏe.
4. Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi; đẩy nhanh việc tiêu thụ lợn khỏe chưa nhiễm bệnh, không quay lưng lại với thịt lợn và các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh động vật.
5. Chỉ đạo sát sao việc tiêu hủy lợn phải đảm bảo đủ thành phần tham gia, đúng quy trình kỹ thuật, công khai, minh bạch về số lượng, trọng lượng lợn tiêu hủy.
6. Thống kê các trang trại hoạt động theo chuỗi, trang trại an toàn dịch bệnh để cung cấp thông tin cho các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ lợn; chỉ đạo, tuyên truyền khuyến khích các trang trại, cơ sở chăn nuôi lợn có số lượng lớn trên địa bàn tăng cường tiêu thụ lợn, không giữ lợn để chờ tăng giá.
7. Xây dựng các điểm bán thịt lợn an toàn; triển khai việc giao chỉ tiêu vận động tiêu thụ thịt lợn cho các sở, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp….

TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHOÁI CHÂU
Hiện nay, trên địa bàn huyện, từ ngày 01/2/2019 đến ngày 23/4/2019 đã tổ chức tiêu hủy 9.578 con lợn (560.858 Kg) tại 342 hộ, 61 thôn của 20 xã, đã công bố dịch tại các xã: Dạ Trạch, Tân Dân, Đông Tảo, Dân Tiến, Việt Hòa, Hồng Tiến, Tứ Dân, Tân Châu, Nhuế Dương, An Vỹ, Bình Kiều, Liên Khê, Ông Đình, Thị trấn Khoái Châu, Đại Tập, Hàm Tử, Thuần Hưng, Đại Hưng, ...
UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo; đầu tư kinh phí mua vật tư, phương tiện phục vụ công tác chống dịch...
Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Xã Đông Tảo gặp mặt, giao lưu tân binh lên đường nhập ngũ 2024 và Phát động Tết trồng cây xuân...(20/02/2024 8:51 SA)

    Huyện Khoái Châu tổ chức lễ phát động Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn 2024(15/02/2024 1:46 CH)

    Hội nông dân huyện Khoái Châu tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2023(04/01/2024 7:41 SA)

    Xã Tân Dân tổ chức Hội nghị đón Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu(25/08/2023 2:56 CH)

    Khoái Châu ra quân thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và thu hồi đất tại xã Bình Kiều và Đồng...(19/07/2023 3:09 CH)

    Khoái Châu triển khai kế hoạch PTTT&TKCN, chủ động ứng phó với cơn bão số 1 (TALIM) trên địa bàn...(18/07/2023 1:50 CH)

    Khoái Châu tổ chức Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tại một số hộ dân tại xã...(17/07/2023 2:41 CH)

    °
    80 người đang online