Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Huyện Khoái Châu

Đăng ngày 30 - 10 - 2020
100%

Giới thiệu vùng đất Khoái Châu

 

Điều kiện tự nhiên của huyện Khoái Châu

1. Điều kiện tự nhiên của huyện:
1.1. Điều kiện vị trí địa lý:
Huyện Khoái Châu nằm phía Tây của tỉnh Hưng Yên; phía Đông giáp huyện Ân Thi, huyện Kim Động; phía Tây giáp huyện Thường Tín và huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội; phía Nam giáp huyện Kim Động, phía Bắc giáp với huyện Văn Giang, huyện Yên Mỹ. Toàn huyện có 25 đơn vị hành chính ( gồm 24 xã và 01 thị trấn) với tổng dân số tính đến năm 2017 của huyện là 208.376 người tăng 2.993 người so với năm 2016 và tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện tính đến năm 2017 là 13.097,59 ha.
1.2. Điều kiện về khí tượng:
Huyện Khoái Châu nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên bờ tả ngạn của sông Hồng vì vây huyện Khoái Châu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hướng gió chủ đạo Đông Bắc và Đông Nam, có 4 mùa rõ rệt với 4 kiểu thời tiết đặc trưng: mùa xuân ấm áp, mùa hè nắng nóng, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh giá.Lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1.500mm-1.600mm. Thời gian chiếu sáng trung bình nhiều năm khoảng 1.540-1.550 giờ. Nhiệt độ trung bình nhiều năm của Khoái Châu là 23,2oC. Độ ẩm trung bình năm từ 80-90%.
1.3. Điều kiện thủy văn:
Nguồn nước mặt huyện Khoái Châu dồi dào do nằm trong hệ thống sông Hồng. Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất ở miền Bắc, có nguồn nước phù sa bồi đắp đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế và dân sinh của huyện. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có sông Bần chảy xuôi từ Bần Yên Nhân, qua Yên Mỹ, Khoái Châu, sang Kim Động. Sông Điện Biên chảy theo chiều dọc tỉnh qua địa phận xã Đồng Tiến, Hồng Tiến, Dân Tiến. Đầm Dạ Trạch, nằm tại các xã Bình Minh, Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Đông Kết, đây vốn là một khúc của sông Hồng trước kia, nay do đổi dòng sang hướng tây mà tạo thành. Hệ thống sông Từ Hồ Sài Thị là con sông giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân khu vực thị trấn Khoái Châu dọc hai bờ sông. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Khoái Châu còn có mương thoát nước chung.
Từ độ sâu 50 - 110m, huyện có nguồn nước ngầm khá tốt. Trên 90% dân số trong huyện dùng nguồn nước sạch từ giếng khoan.
1.4. Địa hình đất đai, thổ nhưỡng:
- Địa hình đất đai: Diện tích toàn huyện Khoái Châu khoảng 130,97,59 km2 là huyện có diện tích và số xã lớn nhất tỉnh Hưng Yên. Huyện nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng có độ cao trung bình là + 3,5 m đến 4,5 m nơi cao nhất 7 - 8m nơi thấp nhất 2m. Đồng đất Khoái Châu thích hợp trồng cây lúa, trồng rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Thổ nhưỡng:  Đất đai của huyện do phù sa sông Hồng bồi đắp từ hàng ngàn năm trước, lại được cải tạo qua quá trình sản xuất, nên nhìn chung đất đai của huyện màu mỡ, có độ phì vào loại cao. Thành phần cơ giới trung bình, đất thịt nặng khoảng 30% diện tích, đất thịt nhẹ khoảng 45% diện tích, còn lại 25% là đất thịt nhẹ pha cát. Độ pH phổ biến từ 4,5-5,5; ngoài ra còn khỏng 5% đất có độ pH<4,5 nằm rải rác ở những vùng trũng trong khu vực.
Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Phong trào tiết kiệm 1.000 đồng – việc nhỏ ý nghĩa lớn của Thầy và trò trường THPT Trần Quang...(09/11/2023 8:02 SA)

    Tình hình đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020(30/01/2020 11:02 SA)

    Tình hình những tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020; mục tiêu, nhiệm vụ thời gian tới(20/01/2020 10:59 SA)

    Tổng quát cơ quan hành chính huyện Khoái Châu(30/10/2019 3:38 CH)

    Giới thiệu huyện Khoái Châu(24/12/2018 9:46 SA)

    Giới thiệu vùng đất Khoái Châu (12/06/2018 4:52 CH)

    Nét đẹp văn hóa của con người vùng đất Khoái Châu(10/07/2011 2:23 CH)

    °
    61 người đang online