Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Chuyển đổi số kinh tế dịch vụ ở Khoái Châu

Đăng ngày 26 - 11 - 2022
100%

Chuyển đổi số kinh tế dịch vụ ở Khoái Châu

 

Chuyển đổi số có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của kinh tế – xã hội nói chung và ngành kinh tế dịch vụ nói riêng. Những năm qua, kinh tế dịch vụ tỉnh Hưng Yên  luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đây cũng là lĩnh vực đi đầu trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thực trạng chuyển đổi số đối với khu vực kinh tế dịch vụ và đề xuất một số giải pháp chuyển đổi số cho phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên.
Chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng làm thay đổi toàn diện sự phát triển nền kinh tế – xã hội (KTXH) và đời sống của con người, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất – kinh doanh; góp phần nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hiệu quả, gia tăng thu nhập và trở thành một trong những đòn bẩy quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngành, một lĩnh vực một nền kinh tế của quốc gia. Thực tế những năm qua, Hưng Yên đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh CĐS đối với nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế dịch vụ (KTDV) nói riêng.
Tỉnh Hưng Yên đã có nhiều chủ trương, giải pháp thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển kinh tế số, CĐS, như: Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Tỉnh ủy Hưng Yên về Chương trình CĐS tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 – 2025 định hướng đến năm 2030; Quyết định số 571/QĐ- UBND ngày 25/02/2022 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hưng Yên phê duyệt Đề án CĐS tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 -2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 02/3/2022 về Phát triển chính quyền số, CĐS và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh năm 2022; Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 28/7/2021 thực hiện chương trình CĐS ngành thư viện đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Kế hoạch số 67/KH – UBND ngày 08/4/2022 về chuyển đổi IPV6 cho hệ thống mạng, dịch vụ CNTT của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022 – 2025; Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 12/4/2022 về triển khai thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số trên địa bàn tỉnh Hưng Yên… và nhiều văn bản khác triển khai thực hiện chương trình CĐS phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Do đó, CĐS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã đạt nhiều kết quả quan trọng.
Về hạ tầng kỹ thuật. Nền tảng số đã được quan tâm đúng mức, 100% cơ quan đơn vị có hệ thống mạng nội bộ, kết nối internet băng thông rông; tỉnh đã xây dựng 7 hệ thống thông tin dùng chung, có 34 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ chuyên môn của các đơn vị, trong đó có 23 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu được chia sẻ dùng chung1. Mạng lưới cáp quang được lắp đặt đến 100% thôn, tổ dân phố, trong dó trên 90% hộ gia đình sử dụng dịch vụ truy cập internet băng rộng, tốc độ cao. Toàn tỉnh có 1.126 trạm thu phát sóng di động, 70% thuê bao sử dụng dịch vụ truy cập 3G, 4G, có trên 1,36 triện thuê bao di động, 1,06 triệu thuê bao internet, trên 85% người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh; tỉnh bắt đầu triển khai trạm phát sóng 5G trên địa bàn tỉnh2.
Kinh tế số bước đầu đóng góp tích cực vào phát triển KTXH của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có trên 300 doanh nghiệp (DN) có đăng ký hoạt động sản xuất – kinh doanh liên quan đến CĐS; có 380 DN có ngành chính là điện tử viễn thông, công nghệ thông tin (CNTT). Tỉnh xây dựng sàn thương mại điện tử (http://ecomhungyen.vn) có 52 lượt DN đăng ký tham gia với trên 100 sản phẩm trưng bày; 2 sàn giao dịch (http://voso.vn và http://postmart.vn) của chi nhánh Bưu điện Viettel Hưng Yên và Bưu điện tỉnh ghi nhận trên 5.500 lượt giao dịch. Đến nay có 576 DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn thàm gia sàn Sendo với 16.327 sản phẩm và 117.343 giao dịch; 4.718 DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên Shopee với 141.134 sản phẩm, 7.013.851 giao dịch3. Tỷ lệ dân số của tỉnh có tài khoản thanh toán ngân hàng khá cao; 100% các dịch vụ thiết yếu, như: điện, nước, viễn thông, y tế, giáo dục… triển khai thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai “chợ công nghệ 4.0” hỗ trợ khách hàng mua sắm tại các chợ.
Về lĩnh vực y tế. Ngành Y tế đã triển các nền tảng hỗ trợ tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa được triển khai đến tuyến huyện với sự hỗ trợ của Viettel; nền tảng quản lý tiêm chủng được triển khai tới tất cả các đơn vị tiêm chủng; nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử cho từng người dân trên địa bàn tỉnh, với hơn 90% người dân có mã hồ sơ sức khỏe điện tử. 100% cơ sở y tế triển khai phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS) góp phần quản lý tốt cho công tác khám, chữa bệnh người dân trong tỉnh4.
Về lĩnh vực giáo dục. Triển khai dạy học qua internet, thông qua một số hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến và họp, hội nghị trực tuyến kết nối giữa các đơn vị trường học với Sở Giáo dục và Đào tạo, giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Bộ Giáo dục và Đào tạo qua địa chỉ http://hop.moet.edu.vn và hệ thống Microsoft Teams, đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19. Triển khai giải pháp thông tin liên lạc EnetViet với thông tin, số liệu liên thông với cơ sở dữ liệu ngành. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với VNPT Hưng Yên xây dựng, triển khai hệ thống thông tin điều hành giáo dục thông minh (IOC giáo dục) sẵn sàng tích hợp vào trung tâm điều hành đô thị thông minh của tỉnh.
Về lĩnh vực thương mại.Tỉnh đẩy mạnh tiêu thu nông sản trên các sàn thương mại điện tử cũng như hỗ trợ các DN, hợp tác xã tiếp cận chương trình, kênh phân phối mới trên nền tảng số, thông qua thương mại điện tử; “gian hàng Việt trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới”; đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp thương mại điện tử thông qua giải pháp maketing online, thanh toán không dùng tiền mặt…
Về lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng quản lý tài chính do Bộ Tài chính cung cấp, như: Hệ thống Thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS); Hệ thống cấp mã số cho đơn vị có quan hệ với ngân sách, Phần mềm Quản lý Ngân sách 8.0, Phần mềm Quản lý đăng ký tài sản nhà nước, Ứng dụng kê khai báo cáo tài chính DN, Ứng dụng dùng chung 4.0… Tích cực triển khai các phần mềm: kế toán hành chính sự nghiệp; kế toán và tài chính ngân sách xã; kế toán chủ đầu tư; ứng dụng quản lý tài sản, ứng dụng mua sắm tài sản tập trung, phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, phần mềm tổng quyết toán tích hợp tại Sở Tài chính;…
Về lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và du lịch.Triển khai hai phần mềm chuyên môn, nghiệp vụ ngành dọc là: ” Phần mềm quản lý hướng dẫn viên du lịch” của Tổng cục Du lịch; “Hệ thống thông tin báo cáo” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; xây dựng “Hệ thống du lịch thông minh” tỉnh Hưng Yên.
Nhìn chung, hoạt động CĐS ở tỉnh Hưng Yên, nhất là trong các ngành KTDV đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, DN và xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, góp phần thúc đẩy KTXH của tỉnh phát triển. Tuy vậy, kết quả hoạt động CĐS của tỉnh Hưng Yên nói chung và trong ngành KTDV nói riêng trong thời gian qua mới chỉ là bước đầu, thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại. Đơn cử: tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trên nền tảng số chưa cao; triển khai các cơ sở dữ liệu trong hoạt động của các cơ quan nhà nước còn có những hạn chế nhất định. Số DN sản xuất – kinh doanh hoạt động lĩnh vực CNTT hỗ trợ CĐS ít, các DN chưa chủ động tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại; các hoạt động sản xuất -kinh doanh trên môi trường mạng chưa phát triển mạnh; việc tiếp cận thông tin của người dân về CĐS, các dịch vụ y tế, giáo dục thông minh chưa cao. Nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CĐS trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ, công chức, chuyên trách về CNTT còn mỏng. Trình độ ứng dụng CNTT của đại đa số người dân còn hạn chế. Nguồn lực kinh phí cho CĐS còn hạn chế nhất là kinh phí đầu tư triển khai các ứng dụng CNTT, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ chuyên môn, xây dựng cơ sở dữ liệu phần mềm ứng dụng…
Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai Đề án 06 trên địa bàn huyện Khoái Châu(29/01/2024 4:29 CH)

    Tập huấn nâng cao nhận thức kỹ năng về chuyển đổi số năm 2023(12/10/2023 3:49 CH)

    Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Khoái Châu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học(30/09/2023 4:33 CH)

    Khoái Châu: Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử(20/09/2023 2:47 CH)

    Thị trấn Khoái Châu trong công tác chuyển đổi số(14/09/2023 12:33 SA)

    Đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số(10/09/2023 10:25 SA)

    Xã Đông Kết: Điểm sáng trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06(09/09/2023 2:46 CH)

    °
    67 người đang online