Thứ tư, ngày 18 tháng 9 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Kế hoạch của UBND tỉnh về Phát triển Chính quyền điện tử, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Hưng Yên năm 2023

Đăng ngày 21 - 02 - 2023
100%

Kế hoạch của UBND tỉnh về Phát triển Chính quyền điện tử, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Hưng Yên năm 2023

 

Ngày 21/02/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 28/KH-UBND về  việc Phát triển Chính quyền điện tử, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Hưng Yên năm 2023.
Theo đó, Kế hoạch đề ra mục tiêu khái quát là:
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2023 nhằm xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Hưng Yên, gắn kết chặt chẽ với chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh, bảo đảm an toàn, an ninh mạng của tỉnh;
- Tập trung vào các hoạt động phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác, phân tích dữ liệu phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, từng bước thực hiện chuyển đổi hoạt động của các cơ quan nhà nước lên môi trường số;
- Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; minh bạch hóa, tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước, giảm bớt thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ tiện ích số mang lại giá trị gia tăng cho mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, thân thiện, dễ dàng sử dụng.
Kế hoạch nêu rõ mục tiêu cụ thể như:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phục vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số tỉnh Hưng Yên;
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nền tảng số: 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã kết nối, sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước; xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các ngành, lĩnh vực;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước: 100% văn bản điện tử gửi, nhận trên môi trường mạng được ký số đầy đủ theo quy định của nhà nước (trừ văn bản mật thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 60% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 50% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 30% hồ sơ công việc tại cấp xã được lập hồ sơ điện tử và giải quyết trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 80% công tác báo cáo, các chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh (không bao gồm nội dung mật) được tạo lập, cập nhật, lưu trữ, trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh; 20% cuộc giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện qua môi trường mạng;
- Cung cấp thông tin, dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thực hiện chuẩn hóa 100% các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để cung cấp trên Cổng dịch vụ công tỉnh đảm bảo đồng bộ danh mục thủ tục hành chính với Cổng Dịch vụ công quốc gia; phấn đấu 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4); tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết bằng hình thức trực tuyến toàn trình đạt từ 60% trở lên (đối với thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến toàn trình); tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; 100% cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước tỉnh Hưng Yên cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;
- Đẩy mạnh phát triển nền tảng số: Thực hiện xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng của các ngành; thực hiện chia sẻ, kết nối với các cơ sở dữ liệu của Bộ, ngàng qua trục LGSP của tỉnh và NGSP quốc gia;
- Đảm bảo an toàn thông tin, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, tập huấn và tuyên truyền. 100% hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị trước khi đưa vào sử dụng phải xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; 80% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan (bao gồm cả các đơn vị, tổ chức nhà nước trực thuộc) được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin; được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin; 100% các hệ thống thông tin cấp độ 3 của tỉnh được giám sát, cảnh báo về an toàn thông tin; tổ chức 01 đợt diễn tập, ứng cứu, khắc phục sự cố mạng và máy tính.
Kế hoạch đề ra 10 nhiệm vụ nhằm triển khai thực hiện, gồm: Nâng cao nhận thức số; xây dựng thể chế số; phát triển hạ tầng số; dữ liệu số; nền tảng số; nhân lực số; an toàn thông tin; phát triển Chính phủ số; phát triển kinh tế số; phát triển Xã hội số.
Tài liệu đính kèm: KH.28.UBND tỉnh.pdf
Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa(20/08/2024 10:00 SA)

    Khoái Châu tổ chức hội nghị tập huấn công tác chuyển đổi số và công tác đảm bảo an toàn thông tin...(13/08/2024 5:06 CH)

    Tuyên truyền về dừng công nghệ di động 2G(16/07/2024 10:46 SA)

    Công bố kết quả đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung...(04/07/2024 10:03 SA)

    Luật Căn cước có hiệu lực từ 1/7/2024 với 10 điểm mới đáng chú ý (28/06/2024 3:28 CH)

    Khoái Châu tham dự Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 49 của Chính phủ quy định về hoạt...(28/06/2024 9:59 SA)

    Phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 25 năm tái lập huyện Khoái Châu...(11/06/2024 9:32 SA)

    °
    49 người đang online