Công tác phòng, chống biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện

Công tác phòng, chống biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện

Đây là lĩnh vực hết sức quan trọng đã được triển khai lồng ghép vào các chương trình phát triến kinh tế - xã hội của huyện. Khoái Châu đã có những nỗ lực lớn trong vấn đề phòng chống biến đối khí hậu và đạt được những kết quả nhất định. Công tác phòng chống biến đổi khí hậu đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện gắn với công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm, cứu nạn. Trong những năm vừa qua đã tổ chức nhiều biện pháp để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu như phối hợp kiếm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ lụt; bố trí riêng một khu tái định cư vùng nguy cơ sạt lở tại xã Bình Minh; hàng năm đều thành lập BCĐ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kịp thời ứng phó với những tai nạn về thời tiết như lốc xoáy, bão lụt, chống úng sau mưa,... Đồng thời những năm qua Khoái Châu cũng đã được đầu tư xây dựng các công trình kè chống sạt lở, bảo vệ cơ sở hạ tầng tại khu vực sông Hồng, đã xây dựng và diễn tập thường xuyên các biện pháp phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn giảm thiểu thiệt hại do biến đối khí hậu.
  • Hàng năm đều tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng đê, kè, cống, bối để làm cơ sở cho việc xây dựng các phương án trọng điếm trong năm cụ thể và sát thực; thành lập Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện và phân công nhiệm vụ cụ thế các thành viên trong Ban chỉ huy; tố chức hội nghị tống kết công tác phòng, chống lụt, bão, úng, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, triển khai kế hoạch và các phương án tới các thành viên, các xã, thị trấn và các ban ngành, đoàn thể huyện.
  • Xây dựng cơ cấu tổ chức chỉ huy, chỉ đạo gồm 3 cụm PCTT&TKCN (cụm Nghi Xuyên, Hàm Tử, Bối Khoái Châu); Thành lập ban chỉ huy PCTT&TKCN công trình trọng điếm trạm bơm Nghi Xuyên, 2 tiểu ban (Tiểu ban phòng, chống bão, úng và tiếu ban sơ tán dân, tìm kiếm cứu nạn); Văn phòng TT Ban chỉ huy.
  • Tổ chức trực văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện theo quy định từ 15/5 hàng năm để nắm bắt các thông tin, đồng thời tham mưu với Ban chỉ huy trong công tác chỉ huy, chỉ đạo.
  • Ban chỉ huy quân sự huyện hàng năm tổ chức hội nghị xây dựng kế hoạch hiệp đồng cứu hộ đê, bối và tìm kiếm cứu nạn với các đơn vị thuộc quyền và các đơn vị của trên tham gia chi viện.
  • Thường xuyên tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện, phối hợp xử lý sự cố đối với hệ thống đê, kè, bối sông Hồng và các công trình phục vụ công tác PCTT&TKCN.
  • UBND các xã đã tổ chức thu gom, tiêu hủy rác thải trên đê, bối và xử lý giải tỏa vi phạm hành lang đê điều, các tuyến bối được các xã thường xuyên kiểm tra duy tu, sửa chữa; các cống dưới đê, bối được bảo dường máy đóng mở, vệ sinh thượng, hạ lưu cống đảm bảo việc tiêu thoát nước khi có mưa bão; tham gia xây dựng phong trào đê kiểu mẫu do tỉnh phát động. 
Tồn tại, hạn chế:
  • Công tác phòng chống biến đổi khí hậu của huyện mới được thực hiện nên còn lúng túng, bị động; công tác phòng chông và giảm nhẹ thiên tai vân còn chủ yếu tập trung vào ứng phó và khắc phục hậu quả mà chưa thực sự chú trọng đên phòng ngừa; thiên tai còn gây nhiêu thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.
  • ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học chưa được triển khai đồng bộ đáp ứng với nhu cầu thực tế của địa phương trong tình hình mới.
  • Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, lĩnh vực của huyện chậm hoặc chưa được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của biến đổi khí hậu. Khả năng cảnh báo, dự báo thiên tai, giám sát biến đối khí hậu còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.
  • Chế độ trực ban, trực chỉ huy và báo cáo ở 1 số xã chưa thực hiện đúng dù huyện đã có quy định đặc biệt là việc báo cáo tình hình triến khai ứng phó với mưa, bão và thiệt hại sau mưa, bão tại địa phương. Việc thống kê thiệt hại về tài sản sau thiên tai để hỗ trợ người dân của một số địa phương còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu. 
  • Hệ thống CTTL được đầu tư xây dựng từ lâu do thời gian khai thác, sử dụng nay đã xuống cấp không phát huy được năng lực thiết kế, không đáp ứng tốt nhu cầu tiêu khi có mưa úng lớn xảy ra; kênh mương thủy lợi nội đồng ở các xã đồng màu do san lấn, cơi nới gây ra ách tắc dan đến ngập úng.
  • Việc giải toả vi phạm hành lang thủy lợi còn đang gặp rất nhiều vướng mắc, bất cập do vi phạm đã hình thành quá lâu.
  • Việc xử lý các hộ vi phạm Luật đê điều, hành lang thuỷ lợi: Xây dựng, sửa chữa nhà, công trình phụ nằm trên đất thổ cư đã được cấp GCNQSDĐ là rất khó khăn.
  • Tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật tại các bến bãi chưa được ngăn chặn, xử lý dứt điếm; Một số bến bãi đế xe ô tô chở vật tư, vật liệu quá tải đi từ bến bãi qua đê, bối ngay cả trong mùa mưa bão.

Nguyễn Thắm

UBND huyện Khoái Châu