Báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản, môi trường năm 2021 và Kế hoạch trọng tâm năm 2022

Báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản, môi trường năm 2021 và Kế hoạch trọng tâm năm 2022

I. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về chất lượng VTNN& A TTP nông lâm thy sn
  • Các cơ quan chuyên môn của huyện, các thành viên Ban chỉ đạo huyện thường xuyên tuyên truyền về các quy định, quy phạm đảm bảo an toàn thực phẩm cho các hộ nông dân, các hộ nuôi trồng thuỷ sản; phổ biến, cung cấp các thông tin và hướng dẫn người sản xuất về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá nông sản, thuỷ sản thực phẩm thông qua các cuộc tập huấn chuyển giao KHKT và qua các hoạt động chuyên môn ... viết gần 60 bài tuyên truyền, đưa tin gửi các xã, thị trấn.
  • Tuyên truyền các hộ nông dân sản xuất nông sản phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật; sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch; không sử dụng phân bón, thuốc BVTV không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bao bì, nhãn mác, quá hạn sử dụng. Không sử dụng hóa chất trong quá trình thu hái, bảo quản, không dùng lưu huỳnh và hóa chất để tẩy trắng nông sản nhất là sản phẩm quả tươi để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và ổn định đầu ra, tránh hiểu lầm dẫn đến sản phấm ế thừa vì đã sử dụng hóa chất bảo quản và chất tẩy trắng...
  • Phối hợp với Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tổ chức tập huấn tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho các cơ sở sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh nhỏ lẻ nông sản và thủy sản chưa có đăng ký kinh doanh.
  • Tổ chức 16 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nhãn, sản xuất chanh, sản xuất nghệ an toàn theo VietGap và các văn bản pháp luật về ATTP.
  • Phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức 01 lớp tập huấn phổ biến kỹ thuật nuôi cá an toàn theo hướng Vietgahp và phổ biến các văn bản pháp luật liên quan cho các hộ nuôi cá trên địa bàn huyện.
  • Phối hợp với BQL các dự án phát triển chăn nuôi tỉnh tổ chức 08 lớp tập huấn về Luật chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, đảm bảo ATDB, ATTP và BVMT.
  • Phối hợp với Đài truyền hình Hưng Yên làm chương trình về sản xuất rau, nhãn, chanh và nghệ, chăn nuôi an toàn.
  • Thực hiện tốt công tác tiêm phòng bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra đối với chăn nuôi - thuỷ sản; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường khu chăn nuôi. Kiểm tra sát sao thường xuyên đàn gia súc, gia cầm để kịp thời phát hiện những cá thể nghi mắc bệnh, có biện pháp xử lý, khoanh vùng dập dịch kịp thời, không để dịch lây lan, đồng thời, tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch và an toàn sinh học cho các hộ, cơ sở chăn nuôi.
  • Thực hiện tốt công tác phòng trừ dịch hại trên cây trồng, tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
  • Đài truyền thanh huyện phối hợp với đài truyền thanh các xã, thị trấn đã tăng cường tuyên truyền các văn bản pháp luật và kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực ATTP nông, lâm sản và thủy sản nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân trên địa bàn huyện.
  • Công tác tuyên truyền được tiến hành dưới nhiều hình thức qua các buổi hội thảo, tập huấn chuyên đề, các buổi tập huấn, hội nghị lồng ghép,... qua đó nhận thức của người dân về vấn đề ATTP ngày càng được nâng cao, nhất là nhận thức về việc sử dụng hóa chất, kháng sinh, hóa chất báo quản trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
II. Hỗ trợ xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn
  • Thực hiện tốt việc hướng dần, quản lý vùng sản xuất nhãn, sản xuất chuối theo VietGap, sản xuất rau an toàn; quản lý việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận chuối tiêu hồng Khoái Châu, nhãn hiệu tập thể Gà Đông Tảo và nhãn hiệu tập thể Nghệ Chí Tân. Toàn huyện có khoảng 930 ha diện tích cây ăn quả chủ lực được cấp giấy chứng nhận VietGap, có 3 vùng sản xuất cây ăn quả gồm 2 vùng trồng nhãn muộn ở An Cánh- Hàm Tử và 1 vùng trồng chuối tây ở Đại Tập đã được cấp mã vùng xuất khẩu trái cây ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS.
  • Phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản từng bước xây dựng các mối liên kết, hình thành các chuỗi cung ứng nông sản sạch như: HTX nông sản sạch Minh Bảo, HTX nhãn muộn Miền Thiết, HTX nhãn lồng Khoái Châu với sản phẩm nhãn; HTX chăn nuôi hữu cơ Hợp Phát, HTX chăn nuôi Thành Đạt với sán phẩm thịt lợn, giò, chả; HTX rau an toàn Tiền Tài với sản phẩm rau các loại; HTX chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo, lai Đông Tảo xã Dạ Trạch với sản phẩm gà,...
Kế hoạch thực hiện năm 2022
  • Xây dựng và thực hiện tt Kế hoạch ATVSTP năm 2022; kế hoạch tháng hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm 2022.
  • Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP, phối hợp với các ngành của tỉnh mở các lớp tập hun chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tại các xã, thị trấn; các lp tập huấn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thuỷ sản trên địa bàn huyện và t chức cp giấy chứng nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở có nhu cu; cử cán bộ, công chức tham gia các lp đào tạo, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ quản lý ATTP, đào tạo năng lực phân tích, kiêm nghiệm do cơ quan cấp trên tổ chức.

Nguyễn Thắm

Văn phòng