Kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2018 trên địa bàn huyện Khoái Châu

Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2018, với những nội dung như sau ...

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện theo đúng chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, của UBND tỉnh; là cơ sở để các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã trên địa bàn huyện chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý; phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội cùng tham gia xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu hết năm 2018 có thêm 5 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân toàn huyện đạt 18,5 tiêu chí/xã,10/10 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011 – 2016 được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020, lựa chọn 2 xã để xây dựng xã Nông thôn kiểu mẫu.
2. Yêu cầu
a) Các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới năm 2018 trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý; đưa chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới vào chương trình công tác, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của đơn vị, địa phương quản lý.
b) Các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của huyện giao; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình xây dựng nông thôn mới trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý, không để phát sinh thêm nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực, tập trung chỉ đạo những tiêu chí phấn đấu đạt chuẩn năm 2018, có khả năng thúc đẩy, tạo sự chuyển biến trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Kiện toàn bộ máy
Thường xuyên kiện toàn Văn phòng điều phối cấp huyện theo đúng Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp, đảm bảo công tác tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo đạt hiệu quả cao.
2. Thông tin, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới
Tập trung đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền những nội dung chính sau:
a) Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật mới của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới; các văn bản, hướng dẫn của Ban chỉ đạo và các bộ, ban, ngành Trung ương; các văn bản của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tỉnh liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới.
b) Kết quả thực hiện phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới gắn liền với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần thúc đẩy và cụ thể hóa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; gắn xây dựng nông thôn mới với quá trình đô thị hóa và từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu.
c) Tuyên truyền về những thành quả đạt được, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế triển khai xây dựng nông thôn mới trong thời gian vừa qua; đồng thời tuyên truyền về mục tiêu, nội dung, giải pháp và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2018.
d) Tuyên truyền những gương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt và mô hình sản xuất tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới; những sáng kiến và mô hình tiêu biểu về giữ gìn và bảo vệ môi trường … ; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và những bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã trong huyện.
3. Bồi dưỡng, tập huấn về xây dựng nông thôn mới
Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao hơn nữa năng lực tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới cho cán bộ các cấp; đặc biệt mở rộng bồi dưỡng, tập huấn cho các đối tượng là cán bộ cấp thôn, lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã; tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn thông qua tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở những nơi có phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển và đạt nhiều kết quả cao.
4. Kế hoạch thực hiện các tiêu chí nông thôn mới
a) Rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Chỉ đạo thực hiện việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng trên thực địa và quản lý mốc giới theo quy hoạch được duyệt; trước mắt tập trung cắm mốc giới tại các khu vực: trung tâm xã, các đường trục chính của xã, các đường dự kiến cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng mới, các tuyến đường có nhiều nhà ở, công trình công cộng, dịch vụ… .
b) Hạ tầng kinh tế - xã hội
- Phát triển giao thông nông thôn: Tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn phát triển, tạo sự gắn kết, liên hoàn, thông suốt với các khu vực thành thị, với hệ thống giao thông của tỉnh và quốc gia, đặc biệt kết nối tới các vùng sản xuất, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa tới thị trường tiêu thụ sản phẩm; đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển hệ thống thủy lợi: Tích cực chỉ đạo tiếp tục nâng cấp, thường xuyên nạo vét các tuyến kênh ách tắc, ứ đọng  nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước từ các công trình thủy lợi, đảm bảo diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động đạt trên 90% và có khả năng ứng biến phòng chống thiên tai tại chỗ trong trường hợp xảy ra những biến động bất thường của thời tiết; phấn đấu, năm 2018 có 24/24 xã hoàn thành và nâng cao chất lượng tiêu chí số 3 về Thủy lợi.  
- Hệ thống điện nông thôn: Tiếp tục đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống điện nông thôn theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện, đảm bảo nâng cao chất lượng điện năng; tiếp tục mở rộng đầu tư lưới điện tới những khu, cụm sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở nông thôn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát không để phát sinh thêm điểm vi phạm hành lang lưới điện; tích cực giải quyết 59 điểm vi phạm hành lang lưới điện theo quy định, đảm bảo hài hòa lợi ích của người sử dụng điện và bên cung ứng điện năng; năm 2018, 24/24 xã giữ vững tiêu chí số 4 về Điện nông thôn.
          - Cơ sở vật chất trường học: Tiếp tục đầu tư khoảng 5 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn huyện, đồng thời lồng ghép thêm các nguồn vốn từ các chương trình, dự án (khoảng 8 tỷ đồng) để đầu tư cho cơ sở vật chất trường lớp học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của các trường học; phấn đấu năm 2018, có 18 xã hoàn thành tiêu chí số 5 về Trường học.
- Cơ sở vật chất văn hóa: Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hóa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân; trước mắt, tập trung đầu tư cho những thôn, làng chưa có điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, các nhà văn hóa được xây dựng lâu năm đã xuống cấp cần được nâng cấp, sửa chữa; bổ sung thêm các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động văn hóa tại địa phương; triển khai xây dựng quy hoạch các điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho thanh thiếu nhi, người cao tuổi; phấn đấu hết năm 2018, có 21 xã hoàn thành tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa.
- Hạ tầng thương mại nông thôn: Căn cứ quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, UBND các xã rà soát, đề nghị UBND tỉnh điểu chỉnh, bổ sung cho phù hợp và đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng các khu dân cư, quy hoạch mạng lưới giao thông và các công trình kết cấu hạ tầng khác trên địa bàn nông thôn. Đối với các chợ tự phát, không theo quy hoạch, các xã phải tiến hành đánh giá nếu thấy hiệu quả, cần thiết thì bổ sung đưa vào quy hoạch và có kế hoạch đầu tư nâng cấp đảm bảo đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định; nếu không hiệu quả thì cần có biện pháp giải tỏa.
- Cơ sở hạ tầng Thông tin và Truyền thông: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông mở rộng đầu tư các hoạt động kinh doanh trên địa bàn nông thôn; đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ nhu cầu tra cứu của người dân; đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn; phấn đấu đến cuối năm 2018, có 24 xã hoàn thành tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông.
        c) Về kinh tế và tổ chức sản xuất
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án khuyến khích tích tụ ruộng đất, cho thuê đất để sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; thí điểm xây dựng vùng nông nghiệp sử dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa; tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân góp ruộng để tích tụ ruộng đất, góp vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng và phát triển mô hình “Cánh đồng liên kết sản xuất”, vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, quy mô lớn; đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chủ động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng ngay đầu vụ.
          - Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu chọn tạo các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ  sinh học vào sản xuất nông nghiệp; chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ địa bàn nông thôn, trước hết là công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản; chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ giống, bảo quản, chế biến nông sản, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm.
          - Rà soát, bổ sung xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả cao tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông thôn phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, như: các chính sách về phát triển giống, quy trình sản xuất, thâm canh, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, nhất là hệ thống giao thông - thủy lợi nội đồng sau dồn thửa đổi ruộng; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh...
          - Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá các nông sản của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả, tích cực thâm nhập thị trường mới trong và ngoài nước cho các nông sản có lợi thế, thế mạnh của huyện; tiếp tục duy trì và phát triển các nhãn hiệu hàng hóa tập thể đã được bảo hộ, đồng thời phối hợp hỗ trợ, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa tập thể mới cho một số nông sản của huyện.
          - Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng tổ chức sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn, an toàn, chất lượng gắn với chế biến và tiêu thụ; đẩy mạnh phát triển mô hình mỗi xã một sản phẩm dựa trên những lợi thế, thế mạnh mỗi địa phương; thực hiện chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, góp phần tăng năng suất lao động ở nông thôn.
          d) Văn hóa - Xã hội - Môi trường
- Nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" từ huyện đến xã, trọng tâm là phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Triển khai thực hiện bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân nông thôn; phấn đấu năm 2018, 24/24 xã hoàn thành tiêu chí số 16 về Văn hóa.
- Đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh; bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám, chữa bệnh cho người dân, cung ứng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục; phối hợp tốt giữa các cơ sở y tế trên địa bàn, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; phấn đấu hết năm 2018, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện đạt 90 %; tỷ lệ trẻ  em < 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi khoảng 11,6%, tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi khoảng 22,2% trở xuống.
- Tích cực tuyên truyền, vận động người dân, các cơ sở sản xuất, các làng nghề, doanh nghiệp xây dựng, cải tạo môi trường, cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp; đẩy mạnh triển khai việc thực hiện phân loại rác thải kết hợp xử lý rác thải hữu cơ làm phân vi sinh tại hộ gia đình; thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải hàng ngày và các mô hình mới về bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ đội vệ sinh môi trường tự quản; tổ chức rà soát, phân loại các cơ sở trong làng nghề theo loại hình sản xuất và tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường.
Thực hiện lập phương án bảo vệ môi trường làng nghề; đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề, xây dựng kế hoạch xử lý các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm, kiên quyết các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhất là hành vi xả thải nước thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường vào nguồn nước; phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường của lực lượng cảnh sát môi trường; phấn đấu năm 2018, 23/24 xã cơ bản đạt tiêu chí số 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm...
          III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về tuyên truyền: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; tăng cường thời lượng và thời gian phát sóng, mở thêm các chuyên mục, chuyên trang về việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; phổ biến những kinh nghiệm hay, những cách làm tốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, phổ biến những gương điển hình tiên tiến, những mô hình làm ăn mới, có hiệu quả.
2. Về đào tạo, tập huấn: Có kế hoạch đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới các cấp nhằm nâng cao hơn nữa trình độ, kỹ năng chuyên môn đáp ứng được những yêu cầu mới trong năm 2017; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho Bí thư chi bộ thôn, các trưởng thôn về những kiến thức, kỹ năng tổ chức xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.
3. Về rà soát, ban hành các cơ chế chính sách:
- Khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.
- Khuyến khích và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; chính sách liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp.
- Đề xuất với tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay cho người dân để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
- Dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn sau dồn thửa đổi ruộng theo hai hướng: có chính sách tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề để nâng cao năng suất và chất lượng công việc cho người lao động đối với nhóm lao động ở lại làm nông nghiệp; đối với nhóm lao động có xu hướng dịch chuyển khỏi lĩnh vực nông nghiệp, có chính sách kết hợp với doanh nghiệp tuyển dụng lao động, đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng lao động hoặc nghiên cứu đào tạo những ngành nghề mới phù hợp để người lao động dễ dàng tìm được việc làm ở những lĩnh vực mới.
- Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ xử lý rác thải, nước thải, nước sinh hoạt ở nông thôn.
- Tăng cường các giải pháp thực hiện đảm bảo sử dụng hiệu quả Trạm y tế xã và hiệu quả trong đầu tư xây dựng.
4. Về khoa học công nghệ: Ứng dụng rộng rãi các quy trình công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến; đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới, có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; ưu tiên đầu tư và thu hút đầu tư phát triển công nghệ chế biến tiên tiến, hiện đại, gắn sản xuất với công nghệ chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm lợi thế của huyện như; Gà Đông Tảo, Chuối Tiêu hồng, nhãn chín muộn, Nghệ, chanh tứ quý…
                                              PHỤ LỤC 01: GIAO CHỈ TIÊU THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ NTM CHO CÁC XÃ NĂM 2018

 

TT

Năm 2017

Năm 2018

Ghi chú

1

Bình Minh

19

19

 

2

Đông Kết

19

19

 

3

Thuần Hưng

19

19

 

4

Phùng Hưng

19

19

 

5

Tân Dân

19

19

Xã NTM kiểu mẫu

6

Ông Đình

19

19

 

7

Tân Châu

19

19

 

8

Dân Tiến

19

19

 

9

Đồng Tiến

19

19

Xã NTM kiểu mẫu

10

An Vỹ

19

19

 

11

Đại Tập

19

19

 

12

Việt Hòa

19

19

 

13

Đại Hưng

18

19

 

14

Đông Tảo

18

19

 

15

Nhuế Dương

17

19

 

16

Thành Công

17

19

 

17

Chí Tân

17

19

 

18

Hồng Tiến

17

18

 

19

Liên Khê

16

17

 

20

Hàm Tử

16

17

 

21

Đông Ninh

17

18

 

22

Bình Kiều

15

17

 

23

Tứ Dân

15

17

 

24

Dạ Trạch

16

17

 

 

Tổng

428

444

 

 

Bình quân/xã

17,83

18,5

 

 

Số xã đạt chuẩn

12

17

 

 

Tỷ lệ (%)

50

70,83

 

NT

Phòng Nông nghiệp