Thực hiện tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ.

Thực hiện tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ.

 
Hiện nay, trên tuyến sông Hồng đang có báo động lũ cấp III trên địa bàn huyện Khoái Châu. Lũ trên sông Hồng đang có diễn biến phức tạp, hầu hết trên tuyến đê, bối toàn huyện đã xảy ra các sự cố về đê điều. Do tuyến đê tả sông Hồng trên toàn huyện nhiều năm chưa được thử thách với lũ lụt, thân đê, nền đê tiềm ẩn nhiều ẩn họa công trình đê điều. Đặc biệt là thời điểm sau 01 ngày kể từ khi nước ngập chân đê sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng thẩm lậu, rò rỉ, mạch đùn, mạch sủi, sạt trượt mái đê...
Để đảm bảo an toàn cho công trình đê điều phục vụ tốt công tác phòng, chống thiên tai, cũng như để thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ. Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện ban hành Công văn số 70/BCH-PCTT ngày 12/9/2024 về việc thực hiện tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ. Trong đó tập trung chỉ đạo:
1. UBND, BCH PCTT&TKCN các xã có đê, bối: Nhuế Dương, Thành Công, Chí Tân, Liên Khê, Đại Tập, Đông Ninh, Tân Châu, Đông Kết, Tứ Dân, Hàm Tử, Dạ Trạch, Bình Minh
- Thực hiện nghiêm kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 22/4/2024 của UBND tỉnh về phòng, chống thiên tai&TKCN năm 2024; các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, huyện về công tác bảo vệ đê điều và PCTT; các kế hoạch, phương án bảo vệ đê điều, phòng chống thiên tai đã được UBND huyện phê duyệt.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009 của Bộ Nông nghiệp&PTNT về hướng dẫn tuần tra, canh gác đê trên các tuyến đê của địa phương quản lý.
- Tổ chức thực hiện ngay việc phát quang cây cối, thu dọn rác thải trên mái đê, cơ đê, chân đê để phát hiện xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu các sự cố đê điều có thể xảy ra.
2. Hạt quản lý đê Khoái Châu
- Thực hiện nghiêm chức trách, nhiệm vụ của lực lượng quản lý đê theo quy định tại Điều  38 Luật Đê điều.
- Kịp thời tham mưu cho chính quyền địa phương kỹ thuật xử lý giờ đầu đối với các sự cố đê điều; công tác chuẩn bị vật tư dự trữ trong nhân dân phục vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều và phòng chống thiên tai tới các tổ chức, người dân trên địa bàn quản lý để nâng cao nhận thức của tổ chức, người dân khi thiên tai xảy ra.
3. Báo cáo kịp thời về tình hình, diễn biến sự cố đê điều (nếu có) về Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện (qua Phòng NN&PTNT huyện)./.
Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
37 người đang online