Tổng kết công tác đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm năm 2018

Tổng kết công tác đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm năm 2018, nhiệm vụ trọng tâm năm 2019

Ngày 23/4/2019, Ban an toàn vệ sinh thực phẩm huyện Khoái Châu tổ chức Hội nghị hưởng ứng, triển khai kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2019.
Khoái Châu là một huyện lớn của tỉnh Hưng Yên; dân số trên 20 vạn người; 24 xã, 1 thị trấn và 110 thôn, khu phố; 
- Trên địa bàn huyện có khoảng  990 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh, dịch vụ ăn uống. Trong đó ngành Y tế quản lý 220 cơ sở, ngành Nông nghiệp quản lý 747 cơ sở, ngành Kinh tế và Hạ tầng quản lý 23 cơ sở;
          - Huyện có 01 chợ đầu mối, 02 chợ loại một và 05 chợ loại ba và hơn 20 chợ cóc nằm rải rác trên địa bàn huyện.
 
  1. Công tác truyền thông, giáo dục.
Trong năm 2018 công tác thông tin, giáo dục về ATTP tiếp tục được tăng cường, đặc biệt tập trung vào các chiến dịch như: Tết Nguyên đán, Mùa Lễ hội Xuân, Tháng hàng động vì chất lượng VSATTP, Tết Trung thu.
          1.1. Ngành Y tế.
          Trung tâm Y tế.
- Với chức năng tuyên truyền, đã phối hợp với các phòng ban liên quan, tổ chức lễ phát động tuyên truyền tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức lễ phát động tại Trung tâm Y tế có trên 70 người tham gia.
- Tổ chức 01 buổi nói chuyện tại Trung tâm Y tế có 100 người tham dự, 25 buổi nói chuyện lồng ghép các chương trình tại 25 xã, thị trấn có 400 ngời tham dự.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn về kiến thức ATVSTP cho 75 cán bộ trạm Y tế.
- Cấp phát tài liệu tuyên truyền 100 tờ tranh, áp phích; 20000 tờ gấp 
          - Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng băng đĩa 25, băng đĩa ghi âm 30; phát thanh 750 lần trên hệ thống đài truyền thanh huyện, xã, thị trấn; treo 28 chiếc băng rôn trên địa bàn 25 xã, thị trấn.
          1.2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, NTTS; xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi an toàn theo hướng VietGap, ứng dụng công nghệ cao.
Tuyên truyền các hộ nông dân sản xuất nông sản phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật; sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch; không sử dụng phân bón, thuốc BVTV không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bao bì, nhãn mác, quá hạn sử dụng. Không sử dụng hóa chất trong quá trình thu hái, bảo quản, không dùng lưu huỳnh và hóa chất để tẩy trắng nông sản nhất là sản phẩm quả tươi để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và ổn định đầu ra, tránh hiểu lầm dẫn đến sản phẩm ế thừa vì đã sử dụng hóa chất bảo quản và chất tẩy trắng…
Phối hợp với Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tổ chức 6 lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho các cơ sở sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh nhỏ lẻ nông sản và thủy sản chưa có đăng ký kinh doanh; tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất nhãn, sản xuất chanh, sản xuất nghệ an toàn theo VietGap và các văn bản pháp luật về ATTP với hơn 300 lượt người tham gia.
      Phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức tập huấn phổ biến kỹ thuật nuôi cá an toàn theo hướng Vietgahp và phổ biến các văn bản pháp luật liên quan cho các hộ nuôi cá trên địa bàn huyện. Phối hợp với  ban quản lý dự án Lifsap tỉnh triển khai thực hiện dự án Lifsap - dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi, triển khai đăng ký lắp đặt hầm biogas.
Phối hợp với Đài truyền hình Hưng Yên làm chương trình về sản xuất rau, nhãn, chanh và nghệ, chăn nuôi an toàn.
Phối hợp với đài truyền thanh các xã, thị trấn đã tăng cường tuyên truyền các văn bản pháp luật và kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực ATTP nông, lâm sản và thủy sản nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân trên địa bàn huyện.
Công tác tuyên truyền được tiến hành dưới nhiều hình thức qua các buổi hội thảo, tập huấn chuyên đề, các buổi tập huấn, hội nghị lồng ghép,… qua đó nhận thức của người dân về vấn đề ATTP ngày càng được nâng cao, nhất là nhận thức về việc sử dụng hóa chất, kháng sinh, hóa chất bảo quản trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Chỉ đạo các xã, thị trấn: Thực hiện việc rà soát, thống kê, lập danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (thuốc BVTV, phân bón, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi,...) và sản phẩm nông, lâm, thủy sản (vùng sản xuất, HTX, trang trại, hộ sản xuất rau, quả, chăn nuôi, nuôi thủy sản; các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản) để có biện pháp quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm. Tổ chức việc ký cam kết, yêu cầu 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh ký cam kết với UBND xã, thị trấn về việc cung ứng vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng, sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và lập danh sách cơ sở thực hiện ký cam kết nộp về huyện.
- Tuy nhiên do lĩnh vực quản lý rộng, cán bộ phụ trách lĩnh vực an toàn thực phẩm từ huyện tới xã còn thiếu và yếu do vậy việc rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm sản và thủy sản theo thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT và thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT ở một số xã,TT chưa đầy đủ, số liệu chưa phản ánh đúng thực tế. Việc triển khai ký cam kết các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản còn hạn chế. Đến nay toàn huyện mới có khoảng 958 hộ, cơ sở ký cam kết, trong đó: có 195 hộ buôn bán VTNN, 763 hộ sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản. Ngoài ra các xã, thị trấn đều thành lập Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP của xã, triển khai ký cam kết các hộ tiểu thương ở các chợ ký cam kết với ban quản lý các chợ về kinh doanh thực phẩm đảm bảo ATVSTP.
1.3. Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
         Chỉ đạo UBND các xã có chợ đầu mối, chợ dân sinh các khu vực, đảm bảo về ATTP, tránh gian lận thương mại về đo lường, phối hợp với Ban chỉ đạo 389 tăng cường công tác truyền thông về mặt hàng lưu thông, nhãn mác, chất lượng hàng hoá.
        Chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, ban, ngành chức năng tăng cường phối hợp chặt chẽ trong công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại năm 2018 nhất là tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tập trung lĩnh vực an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên Đán năm 2019 trên địa bàn huyện Khoái Châu; tăng cường công tác kiểm tra liên ngành bao gồm các phòng ban, lực lượng chức năng và cơ quan hữu quan nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sản xuất, kinh doanh nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; đồng thời tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân không sản xuất, kinh doanh nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm.
1.4. Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Phối hợp với Trạm Y tế các xã khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm, chỉ đạo các nhà trường giáo dục cho học sinh có thói quen vệ sinh trong ăn uống thông qua các hoạt động giáo dục hằng ngày tại nhà trường.
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường và gia đình, học sinh để tuyên truyền, nhắc nhở trong việc đảm bảo ATVSTP trong gia đình, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt; chú ý những mặt hàng được sử dụng thường xuyên như thịt, cá, sản phẩm từ thịt, nước giả khát, bánh, kẹo...
- Chỉ đạo 63 trường có bếp ăn tập thể tự in, treo băng zôn hưởng ứng Tháng hành động.
2. Công tác thanh kiểm tra.
          2.1. Ngành Y tế.
 Trong năm 2018 đã tổ chức kiểm tra đ­ược 4 đợt gồm: Tết Nguyên đán, Lễ hội Xuân, Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh thực phẩm, Tết Trung thu
        * Kết quả kiểm tra các đợt trong năm 2018 như sau:
- Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện đã kiểm tra đ­­ược: 37 cơ sở.
- Cơ sở vi phạm ATVSTP là 13/37; loại sản phẩm này không nhãn mác, nhãn mác không đúng theo quy định, hàng không rõ nguồn gốc xuất sứ; hàng hết hạn, các cơ sở này đều kinh doanh nhỏ lẻ, vi phạm lần đầu nên đoàn chỉ nhắc nhở cơ sở (cơ sở xin tự hủy sản phẩm vi phạm tại chỗ).
2.2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp Chi cục Quản lý chất lượng NLS và TS kiểm tra đánh giá định kỳ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản theo thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT được 09 cơ sở: 06 cơ sở sản xuất, chế biến nghệ (ở xã Chí Tân, Thuần Hưng), 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh mầm đầu nành (ở xã Việt Hòa), 01 cơ sở sản xuất, chế biến các loại nông sản (ở xã Bình Minh), 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh muối gia vị (ở xã Thuần Hưng).
 - Phối hợp với Ban chỉ đạo 389 kiểm tra các cơ sở kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp.
2.3. Phòng Giáo dục và Đào tạo.
         - Tổng số bếp ăn bán trú trên địa bàn toàn huyện là: 63 bếp ăn; số cháu tham gia ăn là: 8.158 cháu trong đó số giáo viên, nhân viên cấp dưỡng có chuyên môn về VSATTP là: 279 người.
          - Các nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức, phổ biến kiến thức về công tác chăm sóc nuôi dưỡng tới các bậc phụ huynh như: thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh, tranh ảnh, bảng tin của nhà trường…
          - 100% các nhà trường tổ chức ăn bán trú đã ký cam kết đảm bảo ATVSTP.
          - 100% các nhà trường đã ký hợp đồng mua bán thực phẩm.
          2.4. Đoàn kiểm tra liên ngành xã, thị trấn.
          - Trong năm các xã, thị trấn đã thành lập 75 đoàn kiểm tra, đã tiến hành kiểm tra, giám sát được 1167 lượt cơ sở. Cơ sở đạt 1105/1167, chiếm 95%. Số cơ sở vi phạm là 62. Trong đó 03 cơ sở vi phạm xin huỷ sản phẩm tại chỗ, còn lại nhắc nhở 59 có sở.
          3. Kiểm nghiệm mẫu thực phẩm.
          - Trong năm, qua các đợt kiểm tra đoàn kiểm tra liên ngành của huyện đã lấy được 15 mẫu thực phẩm test nhanh bằng dụng cụ chuyên dùng của trung tâm Y tế gồm bánh phở, bún, giò, chả, tôm, cá đông lạnh, thịt vịt quay, bát, đĩa, mỡ, dầu ăn, dưa, cà muối, kết quả các mẫu cho kết quả âm tính.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Phòng Chăn nuôi Sở NN&PTNT tiến hành lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, mẫu thịt lợn tại xã An Vĩ, Hồng Tiến và Phùng Hưng; Phối hợp Chi cục Quản lý chất lượng NLS và TS giám sát chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản ở chợ thị trấn Khoái Châu, chợ xã Đông Kết, chợ xã Việt Hòa, tiến hành lấy mẫu rau, củ quả, giò chả của các hộ, kết quả hầu hết các mẫu cho kết quả âm tính.
4. Công tác giám sát điều tra ngộ độc thực phẩm.
          - Trung tâm Y tế là cơ quan được giao nhiệm vụ giám sát, điều tra ngộ độc thực phẩm (NĐTP), trong năm 2018 Trung tâm Y tế đã làm tốt công tác này.
          - Chỉ đạo Trạm Y tế các xã, thị trấn thường xuyên giám sát định kỳ, đột xuất các cơ sở thực phẩm trên địa bàn quản lý, đặc biệt là các cơ sở thực phẩm tiềm ẩn các mối nguy gây NĐTP và chủ động thực hiện điều tra, giám sát các ca bệnh NĐTP hoặc rối loạn tiêu hóa có liên quan đến thực phẩm và báo cáo định kỳ, đột xuất NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm hàng tháng về Trung tâm Y tế.
- Trong năm 2018 tại huyện không xảy ra vụ ngộ độc thực phảm nào.
5. Đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP.
- Trong lĩnh vực Y tế: Cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP là 01 nâng tổng số cơ sở được cấp là 10 (tính từ năm 2017 tới nay).
- Trong lĩnh vực Nông nghiệp cấp được 05 cơ sở.
- Trong lĩnh vực Kinh tế và Hạ tầng cấp được 06 cơ sở.
Ủy ban nhân dân huyện

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
33 người đang online