Truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2019 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn huyện Khoái Châu

Truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2019 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn huyện Khoái Châu

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường hoạt động của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương, các tầng lớp nhân dân trong công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2019 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn huyện.
2. Yêu cầu
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp; sự hưởng ứng tích cực của người dân trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Triển khai có hiệu quả các hoạt động thông tin, truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn góp phần củng cố, nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn nhằm phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- 100% cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn;
- 100% các xã, thị trấn có kế hoạch triển khai hoặc lồng ghép truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bố trí kinh phí thực hiện;
- 100% các phòng, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội đưa nội dung truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn vào kế hoạch hoạt động hàng năm, trung hạn và dài hạn.
- 100% các xã, thị trấn tổ chức tập huấn về phương pháp và kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn cho cán bộ y tế và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể có liên quan tại địa phương;
- 100% nhân viên y tế thôn được tập huấn về phương pháp và kỹ năng truyền thông; được cung cấp tài liệu truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn;
- 100% các xã, thị trấn hằng năm có tổ chức các hoạt động hưởng ứng các sự kiện về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn;
- Xây dựng thành công mô hình truyền thông về vệ sinh dựa vào cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
- 100% trạm y tế xã, trường học tổ chức truyền thông và có góc truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
3. Tầm nhìn đến năm 2030
Đến năm 2030, duy trì các chỉ tiêu đã đạt 100%; mở rộng các mô hình truyền thông về vệ sinh dựa vào cộng đồng nhằm đảm bảo công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn được duy trì bền vững.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi thực hiện
Kế hoạch được triển khai tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
2. Đối tượng
- Đối tượng vận động và huy động: Lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp, nhà tài trợ;
- Đối tượng truyền thông thay đổi hành vi: Người dân tại vùng nông thôn, bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi, cán bộ y tế và người bệnh tại Trung tâm Y tế, trạm y tế, học sinh tại các trường.
- Đối tượng hưởng lợi: Mọi người dân, trong đó ưu tiên người nghèo và cận nghèo, gia đình chính sách, người có điều kiện sống khó khăn ở vùng nông thôn.
3. Thời gian và địa điểm triển khai
3.1. Giai đoạn 2019 - 2025: Xây dựng và triển khai kế hoạch tại huyện và các xã, thị trấn.
3.2. Giai đoạn 2025 - 2030: Tổng kết đánh giá, điều chỉnh mô hình truyền thông cho phù hợp với từng xã, thị trấn, phát huy kết quả của các mô hình.
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Xây dựng kế hoạch truyền thông tại huyện và các xã, thị trấn; lồng ghép trong các hoạt động truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn vào các chương trình, dự án có liên quan như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh và các phong trào của các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội.
2. Xây dựng, phát triển các tài liệu và thông điệp truyền thông gắn với hoạt động truyền thông tổng thể của các phòng, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, đảm bảo phù hợp với đối tượng truyền thông.
3. Tổ chức, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác truyền thông; nâng cao nhận thức và thực hành của người dân nông thôn về truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
4. Huy động nguồn lực và xã hội hóa cho công tác truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn.
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Các giải pháp về quản lý chỉ đạo
- Chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp chính quyền trong công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn; tăng cường sự phối hợp liên ngành và huy động sự tham gia của cộng đồng;
- Tổ chức các hội nghị vận động tạo sự đồng thuận triển khai các hoạt động truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn;
- Kiện toàn mạng lưới cán bộ làm công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn đảm bảo các tiêu chuẩn hoạt động.
2. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
- Lựa chọn các tài liệu hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện thực hành và các tài liệu phổ biến kỹ năng truyền thông; đa dạng hóa các tài liệu truyền thông phù hợp bối cảnh văn hóa, phong tục, tập quán, lối sống của địa phương;
- Nội dung tài liệu truyền thông đảm bảo đáp ứng các yếu tố đại chúng, ưu tiên các nội dung như: Rửa tay với xà phòng để phòng bệnh; tầm quan trọng của việc xây dựng, bảo quản và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại các hộ gia đình, trường học và trạm y tế; vệ sinh môi trường nông thôn, xử lý rác; sử dụng các nguồn nước hợp vệ sinh tại các hộ gia đình, trường học và trạm y tế.
- Các thông điệp và tài liệu truyền thông đa dạng, phong phú, ngắn ngọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sử dụng, tập trung ưu tiên các tài liệu tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng như: Pa nô, áp phích, tờ rơi, tờ gấp, tranh lật, tranh minh họa, các tiểu phẩm, tổ chức hưởng ứng các sự kiện về vệ sinh, ngày hội vệ sinh;
- Tăng cường chất lượng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt tại các xã, thị trấn; xây dựng các chuyên mục, tin bài đăng phát trên các thông tin đại chúng về tầm quan trọng của công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn; chú trọng truyền thông qua đội ngũ cộng tác viên tuyến cơ sở hoặc cá nhân, tổ chức có uy tín tại cộng đồng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các hoạt động.
3. Giải pháp về tài chính
- Các cơ quan, đơn vị thực hiện kế hoạch truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn lồng ghép với kinh phí chi thường xuyên được giao hàng năm, chương trình mục tiêu và các dự án thực hiện.
- Huy động các nguồn vốn đầu tư, viện trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các nguồn xã hội hóa để thực hiện;
- Tăng cường công tác xã hội hóa, mời gọi các tổ chức, doanh nghiệp giúp đỡ, đầu tư các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ngành, đơn vị liên quan; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức triển khai các hoạt động về truyền thông vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện; giám sát các hoạt động và báo cáo đột xuất, định kỳ về UBND huyện và Sở Y tế theo quy định;
- Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện hằng năm xây dựng kế hoạch hoạt động, dự toán kinh phí truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Chỉ đạo y tế cơ sở triển khai hiệu quả các hoạt động truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn, bố trí nhân sự bảo đảm chất lượng cho các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao.
2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với phòng Y tế, các phòng, ngành liên quan chỉ đạo, triển khai các hoạt động truyền thông về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn lồng ghép có hiệu quả với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án về nước sạch, vệ sinh môi trường, trong đó có nội dung về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với phòng Y tế, các phòng, ngành liên quan chỉ đạo, triển khai các hoạt động truyền thông về vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước.
4. Phòng Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác truyền thông, giáo dục về  vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch trong trường học; đảm bảo công tác vệ sinh và sử dụng nước sạch trong trường học.
5. Phòng Văn hóa - Thông tin
Phối hợp với phòng Y tế hướng dẫn hệ thống đài truyền thanh cơ sở thực hiện tuyên truyền về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện.
6. Đài truyền thanh huyện
Tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết; nâng cao chất lượng tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn trên hệ thống đài truyền thanh huyện.
7. Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Chủ trì, phối hợp với phòng Y tế hướng dẫn các đơn vị được giao nhiệm vụ sử dụng kinh phí theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
- Kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tình hình huy động và sử dụng kinh phí về truyền thông vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn, đảm bảo đúng nhiệm vụ, mục đích, hiệu quả và tuân thủ các quy định kế toán, tài chính hiện hành.
8. Các phòng, ban, ngành huyện
Triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các tổ chức, đoàn thể huyện
Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hoạt động truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
10. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
- Căn cứ Kế hoạch của huyện, chỉ đạo các đơn vị có liên quan xây dựng, triển khai kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương;
- Bố trí kinh phí cho việc triển khai hoạt động truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn xã, thị trấn;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
UBND huyện Khoái Châu

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
35 người đang online