20/04/2011 | lượt xem: 3 Xã An Vỹ An Vỹ là xã nằm giáp trung tâm thị trấn Khoái Châu. Phía Bắc giáp xã Ông Đình, phía Đông giáp xã Dân tiến, phía Nam giáp Thị trấn Khoái Châu, phía Tây giáp xã Hàm Tử. Dân số: 6.762 nhân khẩu, Diện tích đất tự nhiên 4,5km2 , diện tích đất canh tác là 314,66 ha. Xã có 4 thôn: Thôn Thượng, Thôn Trung, Thôn Hạ, Thôn An Thái Với truyền thống yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc sâu sắc, trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã có hàng nghìn người con An Vỹ tình nguyện lên đường tòng quân đánh giặc, 107 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh, 58 thương binh đã cống hiến một phần máu thịt của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, có 4 mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý " Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ". An Vỹ là xã thuần nông, đất chật, người đông, song với tiềm năng nguồn lao động dồi dào, đất đai màu mỡ, trình độ dân trí phát triển, cộng với sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất của nhân dân, được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng ủy - HĐND - UBND xã. Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế xã có những chuyển biến tích cực, trật tự trị an thôn xóm được giữ vững, nhân dân trong xã có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ XHCN. Thực hiện Chỉ thị 05/CT của Tỉnh ủy Hưng Yên về dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp. Phong trào chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến tích cực. Nhân dân đã mạnh dạn đưa những cây có giá trị kinh tế cao vào thâm canh như: cam đường canh, cam Vinh, cây cỏ ngọt, bước đầu đã cho thu hoạch rất khả quan. Cả xã có hơn 30 mô hình trang trại, tổng hợp theo hướng phát triển VAC. Nhìn chung mô hình đã có hiệu quả tốt. Khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống như: Mây tre đan, thảm xuất khẩu, nghề đậu phụ. Với lợi thế về giao thông nên các loại hình dịch vụ phát triển mạnh. Xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục năm 2003, trường Tiểu học được công nhận đạt Chuẩn quốc gia năm 2001. Xã không có trẻ em lang thang, bỏ học. Công tác tuyên chuyền, vận động phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa đạt được kết quả rất đáng tự hào. Năm 2003 có 82% gia đình đạt gia đình văn hóa, 4/4 làng đã được công nhận làng văn hóa, thư viện xã với rất nhiều đầu sách thường xuyên mở cửa thực hiện nhu cầu tìm hiểu kiến thức của nhân dân. Công tác giao thông nông thôn với phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong những năm qua phong trào đã phát triển rộng khắp các xóm đã được cứng hóa bằng nguồn vốn nhân dân tự đóng góp. Đường liên thôn, liên xã đã được bê tông hóa. Trong những năm tới xã tích cự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản phẩm nông nghiệp gắn với giá trị hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Duy trì tính hiệu quả bền vững các mô hình trang trại, tăng diện tích các cây có giá trị kinh tế cao như: Cam, chuối, cây cỏ ngọt, cây dược liệu. Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương như: Nghề làm đậu phụ, thảm quại, thảm ngô, thảm đay phục vụ xuất khẩu. Phát triển các loại hình dịch vụ với lợi thế về giao thông. Chủ động giải quyết các vấn đề việc làm, nhất là với lực lượng thanh niên. UBND