20/04/2011 | lượt xem: 2 Xã Đại Hưng Đại Hưng nằm ở phía Nam huyện Khoái Châu cách huyện khoảng 7km. Phía Bắc giáp xã Phùng Hưng, phía Tây giáp xã Chí Tân, phía Đông giáp xã Vĩnh Xá huyện Kim Động. Dân số: 7716 nhân khẩu Diện tích đất tự nhiên: 369,9 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 252,9 ha. Xã có 4 thôn: Đại Quan, 1,2,3. Đại Hưng từ xa xưa có tên gọi là Đại Lan, sau đổi thành Đại Quan thuộc Tổng Đại Quan - Phủ Khoái Châu, sau này trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, theo các tài liệu cũ lưu giữ lại làng Đại Lan sau thời kỳ loạn lạc chỉ có 16 người trở về xây dựng làng và trở thành 16 cụ tổ đại diện cho 16 dòng họ xây dựng làng Đại Lan. Trong chiếc chuông của chùa Kim Liên còn khắc đôi câu đối ca ngợi 16 cụ tổ như sau: " Thập lục gia tiên thần bất tử Tam thiên thế giới phật như sinh ". Sau này làng phát triển mạnh lên đến 46 dòng họ (năm 2000). Đại Hưng là một làng quê văn hiến lâu đời có bề dày lịch sử gắn liền với lịch sử của đất nước. Trải qua các chiều đại làng đều có những người con tham gia vào các chức sắc cao của triều đình và có nhiều bậc danh nhân có công với đất nước, có công cưu mang, đùm bọc giúp đỡ các Vương Công Đại Thần của các triều đại nên làng đã được sắc phong là " Đại Quan vi văn hiển đệ nhất phủ Khoái Châu ". Theo các văn bia để lại làng Đại Quan nay là Đại Hưng có cụ Nguyễn Thừa Dân được phong thái giám Quận Công, cụ Đào Vĩ Tích được phong công Bộ Thượng Thư, cụ Đào Duy Thông đỗ bằng cử nhân, cụ Hoàng Công Chất và cụ Nguyễn Văn Phong đỗ tú tài. Ngôi đền làng đã được xây dựng trên khu đất cao đẹp ở đầu làng bằng những kiến trúc tinh sảo, cổ kính đã được Nhà nước và Bộ Văn hóa thông tin công nhận năm 2000. Ngôi chùa cổ Kim Liên được xây dựng ở giữa làng cách đây gần 300 năm. Trong những thời kỳ cách mạng từ những năm 1930 - 1954 là nơi cơ sở cách mạng có hầm bí mật che dấu, giúp đỡ cán bộ cách mạng. Vốn là quê hương có truyền thống yêu nước và văn hiến trong các thời kỳ lịch sử Đại Hưng đều xuất hiện những các nhân và phong trào hoạt động chống lại áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến. Đã có nhiều thanh niên tham gia nghĩa quân chống Pháp của Nguyễn Thiện Thuật ở căn cứ Bãi Sậy, chống lại bọn quan cai trị ở đồn Nhuế Dương, tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục... Năm 1928 đồng chí Nguyễn Tiến Trạc là hội viên " Việt Nam thanh niên đồng chí Hội " về quê hương và vận động xây dựng tổ chức thanh niên và cuối năm đó ở Đại Hưng đã thành lập tổ chức thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Đó là tiền thân của chi bộ Đảng Cộng sản Sài Thị đầu tiên của tỉnh Hưng Yên. Ở Đại Hưng có các đồng chí Nguyễn Khắc Cần, Nguyễn Khắc Chuyên, Lê Ngọc Khôi là đảng viên đầu tiên của chi bộ Sài Thị năm 1929 - 1930. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và chín năm trường kỳ chống Pháp, nhiều người con quê hương Đại Hưng đã tham gia kháng chiến và đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 02 gia đình có công với nước, 5 gia đình được tặng cờ và đồng tiền vàng, 6 Bảng vàng danh dự, 3 Huy chương chiến thắng hạng Ba, 2 Huy chương hạng Nhì, 27 Bằng khen tập thể và gần 100 cá nhân được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại. Đặc biệt một cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng liệt sỹ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, con em Đại Hưng tiếp bước cha anh lên đường góp phần làm lên chiến thắng lịch sử của đất nước. Tổng kết các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc toàn xã có 145 liệt sỹ, 79 thương bệnh binh, 8 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Đại Hưng vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý " Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân " năm 2002. Đến nay để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước là: Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đối với công tác xây dựng Đảng: Luôn quán triệt sâu sắc mục tiêu phấn đấu xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Liên tục từ những năm 1987 đến nay luôn là Đảng bộ trong sạch vững mạnh cấp huyện, tỉnh. Các chưởng trình phát triển kinh tế - xã hội: Điện, đường, trường, trạm cơ bản hoàn thành, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện nâng cao, đến nay có 100% số dân dùng điện thắp sáng và dùng nước sạch sinh hoạt, các đường liên thôn, liên xã và các xóm được lát gạch và bê tông hóa. Trường Tiểu học, THCS được xây dựng kiên cố cao tầng và hoàn thành phổ cập THCS. Trạm y tế xã đã có bác sỹ, cơ sở vật chất trang bị tương đối đầy đủ và hiện đại, đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong xã. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, 100% số làng được công nhận là Làng văn hóa, xã có đội văn nghệ, điểm vui chơi và thư viện có nhiều đầu sách phục vụ cho thanh thiếu niên và nhân dân, câu lạc bộ người cao tuổi hoạt động thường xuyên, đội thể dục dưỡng sinh, cầu lông, câu lạc bộ thơ được tổ chức thường kỳ. Hàng năm hội làng được tổ chức vào ngày 10/2 âm lịch để tưởng nhớ người có công với làng với nước. có 80% gia đình được công nhận " Gia đình văn hóa mới ", 100% các cháu trong độ tuổi được cắp sách tới trường, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Cao đẳng, ĐH hàng năm cao. Xã đã xây dựng 3 nhà tình nghĩa, tặng 21 sổ tình nghĩa, quyên góp xây dựng các quỹ đền ơn đáp nghĩa, chất độc da cam, bảo trợ trẻ em... tặng qua thăm hỏi những gia đình chính sách và có công với nước. Đại Hưng đang từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở những vùng đất cho thu nhập thấp nay sang mô hình mới, cho thu nhập cao. UBND
Hội nghị triển khai thực hiện Đề án “chuyển hóa, xây dựng xã Đông Ninh không có ma túy, giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Hơn 500 hộ dân khó khăn xã Hàm Tử được vay vốn từ NHCSXH huyện đã phát huy tốt nguồn vốn không có nợ quá hạn