20/04/2011 | lượt xem: 2 Xã Đại Tập Đại Tập nằm ở phía Tây huyện Khoái Châu, phía Tây Bắc giáp xã Đông Ninh, phía Đông Bắc giáp xã Liên Khê, Phía Đông Nam giáp xã Chí Tân, phía Tây Nam giáp sông Hồng. Dân số: 7.895 nhân khẩu với 2.015 hộ. Diện tích đất tự nhiên là: 565 ha, trong đó diện tích đất canh tác là 334 ha. Xã có 4 thôn: Thôn Ninh Tập, Thôn Chi Lăng, Thôn Minh Khai, Thôn Lãnh Điển. Người dân Đại Tập có đức tính cần cù lao động, chịu thương, chịu khó, vượt qua gian khổ, đoàn kết tương thân tương ái "Lá lành đùm lá rách " là đức tính tốt đẹp của người dân Đại Tập. Đặc biệt là lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần dũng cảm kiên cường, chiến thắng thiên tai, dịch họa. Trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, nhân dân Đại Tập sớm có ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước nồng nàn, không chịu khuất phục khi dân tộc bị áp bức đã cầm vũ khí chống lại bọn cướp nước và bè lũy bán nước cùng dân tộc giành lại độc lập tự do. Ngay từ cuối thế kỷ 19 nhân dân Đại Tập đã nổi dậy dưới cờ của Đô đốc Dương Văn Điển đánh Pháp giữ làng, giữ nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đảng bộ và nhân dân Đại Tập đã đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến góp phần cùng toàn dân giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đoàn đại biểu Cu - Ba sang thăm nước ta đã về Đại Tập nghé thăm chùa Phù Sa ngôi chùa lịch sử ghi dấu chiến tích 02 chiến sỹ cách mạng đã anh dũng chiến đấu với 1 tiểu đoàn Lê Dương trong 1 ngày thu được thắng lợi ròn rã buộc địch phải rút quân, ta bảo toàn lực lượng. Đoàn đại biểu Cu - Ba đã tặng Đại Tập ( Làng Anh hùng của một dân tộc Anh hùng). Năm 2002 xét công lao của Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang xã Đại Tập được Chính phủ phong tặng danh hiệu " Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ". Ngày nay trong công cuộc đổi mới, người dân Đại Tập vẫn phát huy được truyền thống cách mạng sẵn có một lòng tin theo Đảng lãnh đạo dần đưa cuộc sống đến ấm lo hạnh phúc, chính vì vậy mà tình hình phát triển kinh tế xã hội ngày một tăng. Là địa phương nông nghiệp thuần túy, vì thế mà thâm canh áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất là phương châm hàng đầu, quay vòng ruộng đất 2,5 vòng/năm cùng với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đưa giống mới có năng xuất cao vào thâm canh nên năng suất cây lương thực tăng cao. Hàng năm đã chuyển hổi trên 20 ha sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như: Cây ăn quả, cây dược liệu... về chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản hàng năm cho sản lượng lớn, đây là nguồn cung cấp đáng kể thực phẩm cho xã hội và cũng mang về nguồn lợi cho xã. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp ngành nghề truyền thống TTCN cũng là nguồn phát triển mạnh có thu nhập đáng kể chiếm 30% tổng thu nhập GDP, xã có hàng chục xưởng mộc, hàng trăm hộ gia đình có lao động làm nghề trạm khảm gỗ, nghề mộc, nghề trạm khảm gỗ là những cơ sở chuyên gia công chế biến hàng gỗ dân dụng cao cấp phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đại Tập là một xã luôn hoàn thành suất sắc các chỉ tiêu nghĩa vụ Nhà nước cấp trên giao, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tốt, không có tệ nạn xã hội, văn hóa xã hội thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới được triển khai rộng rãi và được đông đảo cộng đồng dân cư tham gia tích cực, chính sách xã hội được quan tâm chăm lo đời sống cho các hộ gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ các chế độ đều được đảm bảo đúng và chính xác. Đã có 90% số hộ trong xã được công nhận là gia đình văn hóa, xã có 1 làng được tỉnh công nhận là làng văn hóa, trong những năm tới Đại Tập phấn đấu các làng trong xã đều đạt làng văn hóa. UBND
Hội nghị triển khai thực hiện Đề án “chuyển hóa, xây dựng xã Đông Ninh không có ma túy, giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Hơn 500 hộ dân khó khăn xã Hàm Tử được vay vốn từ NHCSXH huyện đã phát huy tốt nguồn vốn không có nợ quá hạn