20/04/2011 | lượt xem: 2 Xã Dân Tiến Xã Dân Tiến là vùng trọng điển lúa ở phía Đông huyện Khoái Châu. Phía Đông giáp xã Hồng Tiến, phía Bắc giáp xã Lý Thường Kiệt và xã Minh Châu huyện Yên Mỹ, phía Nam giáp xã Việt Hòa, phía Tây giáp xã Tân Dân và Thị trấn Khoái Châu. Dân số: 8.750 nhân khẩu. Diện tích đất tự nhiên: 447,1 ha, trong đó đất canh tác là: 286,8 ha. Xã có 5 thôn: Thôn Yên Lịch, Thôn An Bình, Thôn Đào Viên, Thôn Mậu Lâm, Thôn Vân Trì. Trong kháng chiến, Dân Tiến là vùng địch hậu, chịu sự kìm kẹp của hệ thống đồn bốt địch như: Lực Điền, Đào Viên, trước sự áp bức đô hộ của đế quốc thực dân và thế lực phong kiến cường hào, chúng gia sức bóc lột, vơ vét đến tận xương tủy người dân. Với truyền thống yêu nước, giác ngộ cách mạng từ khi chi bộ Đảng được thành lập tháng 4 năm 1947, chi bộ đã lãnh đạo nhân dân bảo vệ chính quyền, kháng chiến cứu quốc vượt qua mọi khó khăn, không sợ gian khổ hy sinh. Ngược dòng lịch sử vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhiều người con của quê hương Dân Tiến đã tham gia khởi nghĩa cùng nghĩa quân bãi Sậy dưới ngọn cờ của Nguyễn Thiện Thuật. Trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, hàng nghìn thanh niên Dân Tiến đã lên đường bảo vệ Tổ quốc, đóng góp sức người, sức của cùng cả nước làm hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Thống nhất đất nước cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội, những cái tên " Nữ du kích Hàng Ngân ", " Đòn gánh đánh Tây trên đường 39 ", còn để lại mãi cho các đời sau. Trong hai cuộc kháng chiến ấy, hàng trăm người con của Dân Tiến ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc: 88 liệt sỹ, 42 thương binh, 11 bệnh binh, có 1 mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu " Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ", có một cán bộ tiền khởi nghĩa, 49 đảng viên được tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Dân Tiến có nhiều cơ quan của Trung ương và tỉnh đóng trên địa bàn như: Trường ĐHSP Kỹ Thuật Hưng Yên, trường TH kinh tế kỹ thuật Tô Hiệu, Xí nghiệp giống gia xúc... Trong những năm thực hiện đổi mới đất nước, đặc biệt là sau sự kiện Hưng Yên được tái lập tỉnh, tình hình phát triển kinh tế - xã hội có nhiều lợi thế, đặc biệt là lĩnh vực phát triển dịch vụ. Xã có truyền thống làm ngói nổi tiếng (Ngói Việt Hưng) thu nhập của nhân dân hàng năm tăng, GDP tăng hàng năm 10 - 12%, cơ cấu kinh tế thay đổi, mỗi năm giải quyết 100 - 150 việc làm. Sau khi dồn thửa đổi ruộng tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong 2 năm 2002 - 2003 đã phát triển được 10 trang trại theo mô hình VAC đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nông nghiệp nhiều năm liền được mùa, đường làng, đường xã được bê tông hóa 100%. Trường học, trạm xá, hội trường xã kiên cố cao tầng. Xã đã hoàn thành phổ cập THCS, có 1 thôn được công nhận Làng văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của xã là phát triển dịch vụ thương nghiệp. Những năm qua các đoàn thể đều được công nhận vững mạnh, chính quyền vững mạnh, Đảng bộ trong sạch vững mạnh. UBND
Hội nghị triển khai thực hiện Đề án “chuyển hóa, xây dựng xã Đông Ninh không có ma túy, giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Hơn 500 hộ dân khó khăn xã Hàm Tử được vay vốn từ NHCSXH huyện đã phát huy tốt nguồn vốn không có nợ quá hạn