Xã Hàm Tử

  Hàm Tử nằm cách Thủ đô Hà Nội 30km. Phía Bắc giáp xã Dạ Trạch, phía Nam giáp xã Tứ Dân - Bình Kiều, phía Đông giáp xã An Vỹ, phía Tây giáp Sông Hồng.

  Dân số: 6.707 nhân khẩu,

  Diện tích đất tự nhiên: 460 ha, trong đó có: 308,39 ha đất canh tác.

  Xã có 4 thôn: Thôn Xuân Đình, Thôn Hàm Tử, Thôn Đức Nhuận,Thôn An Cảnh.

  Hàm tử có truyền thống lịch sử lâu đời. Thế kỷ thứ 11 (năm 1010 - Thời Vua Lý Công Uẩn). Tại trang Hàm Tử (thôn Hàm Tử ngày nay) đã sinh ra ba người con của quê hương tên là: Trần Phúc, Trần Nghiêm, Trần Quang. Ba ông đã có công giúp Vua Lý Thái Tổ phá tan giặc Chiêm Thành đem lại nền độc lập cho dân tộc. Tại thôn Hàm Tử hiện còn lưu giữ thần phả và ngôi đền thờ ba vị tướng công. Đền đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1992. Hàng năm tổ chức lễ hội vào 3 ngày (05,06,07 tháng hai âm lịch).

  Thế kỷ thứ 13 thời Trần năm 1285 - 1288, Hàm Tử Quan đã ghi dấu son vào lịch sử cuộc Bình Nguyên Chiêu Văn Vương, Trần Nhật Duật cùng với vị tướng thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản đã chém chết tướng giặc là Toa Đô. Trong tiệc mừng công Thượng Tướng Trần Quang Khải đã đề bốn câu thơ bất hủ:

Đoạt sáo Chương dương độ

Cầm Hố Hàm Tử quan

Thái Bình tu nỗ lực

Vạn cổ thử giang san

                                                 Tạm dịch:

Chương dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù

Thái Bình lên gắng sức

Sông núi vững ngàn thu

  Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1947) bến sông Hàm Tử lại được bộ đội ta xây dựng một cây cầu tre bắc qua sông Hồng để ngăn chặn giặc Pháp từ Hà Nội về Hưng Yên chiến thắng  chủ nghĩa thực dân Pháp giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Phát huy truyền thống quê hương, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Hàm tử đã động viên con em hăng hái lên đường đánh Mỹ, đồng thời làm tốt trách nhiệm của hậu phương, góp phần cùng cả nước giành chiến thắng mùa xuân năm 1975.

  Trong những năm qua kinh tế của địa phương có nhiều khới sắc, sự thay đổi về cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nhất là sự vươn lên của một số trang trại, đã làm tăng nguồn thu nhập của nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm thay đổi bộ mặt của quê hương Hàm Tử. Đời sống nhân dân ngày càng ổn định và từng bước được cải thiện. Giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xã đã có hai Thôn được công nhận là làng văn hóa: Thôn Xuân Đình năm 2002, thôn Đức nhuận năm 2004. Hàm Tử là một xã thuần nông song đã định hướng phát triển cây con đặc sản, xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi bò sữa, ba ba, dê, thỏ... một định hướng phát triển kinh tế với nhiều tiềm năng trước mắt cũng như lâu dài, nhằm ngày càng nâng cao mức sống của nhân dân.

  Hiện nay xã đang khơi dậy tiềm năng về du lịch sinh thái, trong cụm di tích lịch sử văn hóa Chử Đông Tử - Tiên Dung - nền văn minh sông Hồng. Ở đây đang đón chờ và chuẩn bị cho dự án 07 làng văn hóa Doanh nhân do Đại tá - nhà văn Lê Lựu làm giám đốc. Nếu dự án này hoàn thành thì đây sẽ là một thế mạnh của xã về du lịch sinh thái, phát triển kinh tế cho quê hương Hàm Tử ngày càng thêm văn minh, giàu đẹp. 

UBND

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
15 người đang online