30/06/2019 | lượt xem: 4 Đề án: “Phát triển cây ăn quả tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020” Cây ăn quả chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống trồng trọt, là bộ phận không thể thiếu được trong cơ cấu giống cây trồng ... MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết xây dựng đề án Cây ăn quả chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống trồng trọt, là bộ phận không thể thiếu được trong cơ cấu giống cây trồng, đặc biệt nó nằm trong hệ thống phát triển kinh tế trang trại theo hướng VAC. Cây ăn quả với nhiều chủng loại khác nhau, mỗi chủng loại phù hợp với từng điều kiện đất đai, khí hậu, sinh thái nhất định tạo nên vùng cây ăn quả đặc sản như: nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, cam Vinh, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng,... Khoái Châu là một huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Hưng Yên, có diện tích tự nhiên là 13.091 ha, trong đó đất nông nghiệp có 7554,78 ha. Đất đai của huyện tương đối tốt, phía ngoài bối hàng năm được phù sa sông Hồng bồi đắp, toàn bộ phần còn lại cũng thường xuyên được tưới bằng nguồn nước sông Hồng từ hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, đất có tầng canh tác dày, tỷ lệ mùn khá, pH đất từ 6,5-7,0, hàm lượng N, K dễ tiêu cao... Với điều kiện đất đai và nguồn nước như vậy, Khoái Châu rất phù hợp với việc phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả. Những năm gần đây, huyện đã có những thay đổi đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất như: cây chuối (chuối tiêu hồng, chuối tây: 691ha), cây nhãn (1561ha), cây có múi (bưởi Diễn, cam xã Đoài, quýt đường Canh) hiện đang là những cây trồng trọng điểm của Khoái Châu vì những cây trồng này mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, đồng thời có giá trị dinh dưỡng cao. Nghề trồng cây ăn quả hiện nay đang gặp phải khó khăn là năng suất chưa ổn định, trình độ thâm canh của người dân còn thấp, các kỹ thuật trồng trọt, thâm canh chủ yếu là do kinh nghiệm và tự học hỏi, nguồn cây giống tốt còn thiếu, đặc biệt là vấn đề tiêu thụ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do chưa có thị trường ổn định. Để định hướng sản xuất cây ăn quả những năm tới tại Khoái Châu một cách khoa học và vững chắc, vấn đề đặt ra là cần đánh giá được thực trạng, tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, điều kiện thị trường cũng như các yếu tố kỹ thuật khác tác động tới sản xuất cây ăn quả. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tế trồng cây ăn quả tại huyện, chúng tôi tiến hành đề án: “Phát triển cây ăn quả tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020” là việc cấp thiết, nhằm xây dựng những vùng cây ăn quả có năng suất, chất lượng cao để nâng cao thu nhập cho nông dân. 2. Giới hạn của đề án 2.1. Đối tượng của đề án Đề án tập trung vào nghiên cứu những vấn đề về phát triển một số cây ăn quả mang tính chủ lực của huyện Khoái Châu (Nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng, cây có múi); quy mô, cơ cấu sản xuất, phát triển cây ăn quả; quy hoạch vùng sản xuất tập trung các loại cây ăn quả chủ lực, đồng thời xây dựng mô hình cây ăn quả tập trung theo hướng hàng hóa. 2.2. Giới hạn về không gian Đề án chỉ tập trung nghiên cứu ở một số xã điển hình, đại diện cho các vùng sản xuất tập trung các loại cây ăn quả chủ lực của huyện Khoái Châu. 2.3. Giới hạn về thời gian Đề án thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020. B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN I. Cơ sở để xây dựng đề án 1.1. Cơ sở khoa học Kết quả của đề án sẽ là cơ sở để phát triển cây ăn quả tại huyện và các huyện khác trong tỉnh, góp phần củng cố cơ sở khoa học của việc đa dạng hoá hệ thống cây trồng nói chung và tại huyện Khoái Châu nói riêng, đồng thời kết quả của đề án là cơ sở cho các đề án tiếp theo phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao, bố trí cơ cấu các loại cây ăn quả, định hướng sản xuất cây ăn quả nói chung và nhãn muộn, chuối tiêu hồng, cây có múi nói riêng. 1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý - Quyết định số 721/QĐ-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về quản lý quy hoạch ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Khoái Châu đến năm 2020; - Báo cáo chính trị của Đảng bộ huyện Khoái Châu khóa XXIII nhiệm kỳ 2010 - 2015; - Nghị quyết số 64/2010/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện Khoái Châu ngày 24/12/2010 về triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 16/3/2011 của Ủy ban nhân huyện Khoái Châu về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, từng bước xây dựng thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2011-2015. - Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; - Thông tư số 07/2010/TT-BNN ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; - Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Khoái Châu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 - Quyết định số 1854/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 về việc phê duyệt Đè án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 1.3. Cơ sở thực tiễn. Những năm vừa qua huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực, tạo ra khởi sắc mới trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong lĩnh vực nông nghiệp việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi diễn ra rất mạnh mẽ, sôi động. Nhiều trang trại được hình thành với qui mô ngày càng mở rộng. Toàn huyện đã có hàng trăm mô hình trang trại đạt tiêu chí của Bộ. Nhiều giống cây trồng vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất, đặc biệt là các loại cây ăn quả. Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả đã góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ, làm tăng giá trị sử dụng đất, tăng thu nhập cho hộ nông dân, đời sống nhân dân được nâng cao, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Đặc biệt trong tương lai gần ngành trồng cây ăn quả là một trong những ngành sản xuất hàng hoá lớn và có giá trị xuất khẩu cao. Mặc dù chúng ta có nguồn tài nguyên cây ăn quả khá phong phú và đa dạng nhưng theo các chuyên gia cây ăn quả cho rằng: chúng ta cần phải lựa chọn một số chủng loại cây ăn trái có ưu thế và khả năng cạnh tranh để đầu tư các khâu kĩ thuật, xây dựng thương hiệu và chiến lược xúc tiến thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm lấy thị trường thế giới. Phát triển bền vững CAQ giữ một vai trò quan trọng, không thể tách rời trong phát triển nông nghiệp bền vững. Sản xuất và phát triển CAQ đã chuyển hoá được những khó khăn về điạ hình thổ nhưỡng của một vùng đất thành tiềm năng lợi thế mang lại lợi ích cho con người, trong khi loại đất đó nếu trồng những cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế thấp hoặc không mang lại hiệu quả kinh tế. Sản xuất và phát triển CAQ là điều kiện tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng trưởng GDP, từng bước góp phần phát triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp và đô thị hoá nông thôn. Đồng thời tham gia tích cực vào chương trình mực tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới II. Mục tiêu của đề án 1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất cây ăn quả tại Khoái Châu, đề ra một số giải pháp khả thi cho việc phát triển cây ăn quả theo hướng hàng hóa và bền vững trên địa bàn huyện Khoái Châu 2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu đánh giá thực trạng về kết quả, hiệu quả kinh tế và phát triển CAQ trên địa bàn huyện, trong đó tập trung vào nhóm cây ăn quả chủ lực: nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng, cây có múi. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây ăn quả theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Từ năm 2016, mỗi năm diện tích cây ăn quả tăng thêm 200 ha, đến năm 2020 đạt 3.200 ha. Trong đó ưu tiên phát triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao có lợi thế của Khoái Châu, bao gồm nhãn muộn, chuối tiêu hồng sử dụng giống nuôi cấy mô, bưởi, cam, để tạo thành vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân. - Năng suất cây ăn quả tăng thêm từ 7-10%, đến năm 2020 sản lượng quả sản xuất ra đạt 80.000 tấn. - Giá trị sản xuất cây ăn quả tăng 30%; trong đó cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đạt 350 - 400 triệu đồng/ha (giá trị sản xuất trồng trọt 200 triệu đồng/ha). III. Nội dung thực hiện đề án. 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Khoái Châu liên quan đến sản xuất cây ăn quả 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình - Vị trí địa lý: Huyện Khoái Châu nằm ở phía Tây của tỉnh Hưng Yên thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm trên bờ tả ngạn của sông Hồng, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Kim Động, phía Đông giáp huyện Ân Thi, phía Đông Bắc và Bắc giáp huyện Yên Mỹ, phía Tây Bắc giáp huyện Văn Giang. Phía Tây giáp các xã nằm trong các huyện của Hà Nội: xã Tự Nhiên, Thống Nhất, Vạn Điểm, Lê Lợi của huyện Thường Tín (ở chính phía Tây) và Văn Nhân, Thuỵ Phú, Hồng Thái của huyện Phú Xuyên (ở phía Tây Nam), ranh giới là sông Hồng. Huyện có 25 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 24 xã, với tổng diện tích tự nhiên 13.091,55 ha, dân số trung bình năm 2014 khoảng 187.981 người, chiếm 14% diện tích và 16,4% dân số toàn tỉnh. Về vị trí địa kinh tế, huyện có những điểm nổi bật sau: Khoái Châu có hệ thống giao thông tương đối đồng bộ cả về đường bộ và đường thuỷ: đường cao tốc nối với cầu Thanh Trì, đường quốc lộ 39A, 39B; các tỉnh lộ: 382 (199), 384 (204), 377 (205), 377B (205C), 381 (206), 383 (209), 378 (195), các huyện lộ, các đường liên thôn, liên xã và 23km đường thủy thuộc tuyến sông Hồng với các bến đò ngang, bến phà.... tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi trong việc giao thương với các địa bàn lân cận. Huyện Khoái Châu là huyện nằm vị trí trung tâm tỉnh Hưng Yên, cách Thành phố Hưng Yên 24 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 22 km về phía Đông Nam. Đây là lợi thế lớn để huyện Khoái Châu phát triển sản xuất và tiêu thụ lớn các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. - Địa hình: Khoái Châu là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm trên bờ tả ngạn của sông Hồng, địa hình khá bằng phẳng chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng ngoài đê gồm toàn bộ diện tích của 3 xã và một phần diện tích của 5 xã ven đê, chiếm 18% diện tích tự nhiên, địa hình bán lòng chảo dốc dần từ dải cao ven bối xuống vùng trũng ven đê. Vùng nội đồng gồm 22 xã, chiếm 82% diện tích tự nhiên, có hướng dốc từ bắc xuống nam và từ Tây sang Đông. Như vậy, huyện Khoái Châu có một vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 3.1.2. Điều kiện khí hậu Các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí... là các yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Nếu các yếu tố khí hậu thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, cây trồng sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt. Ngược lại, nếu điều kiện khí hậu không thuận lợi, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất thấp, chất lượng kém, có khi không cho thu hoạch. Do vậy, nghiên cứu điều kiện khí hậu giúp cho việc bố trí cây trồng, cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lợi tự nhiên để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhìn chung, khí hậu huyện Khoái Châu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp trên cơ sở đa dạng các loại cây trồng phục vụ cho nhu cầu lương thực, thực phẩm ở địa phương và các vùng lân cận. Kết quả nghiên cứu một số yếu tố khí hậu được thể hiện ở bảng 3.1 và đánh giá như sau: Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Khoái Châu, Hưng Yên Tháng Nhiệt độ (0C) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) Tốc độ gió (m/s) Độ ẩm (%) Max Min TB I 29,2 6,2 16,2 59,7 21,5 9,0 80,0 II 33,6 6,1 18,4 43,7 21,0 9,0 86,0 III 37,6 8,2 20,2 40,0 43,7 8,8 87,0 IV 37,0 13,5 23,9 79,4 48,8 9,5 87,0 V 37,7 18,2 27,1 160,4 167,3 10,1 84,0 VI 38,9 21,0 29,3 163,8 250,1 10,8 82,0 VII 39,6 23,2 29,4 176,8 250,8 11,8 82,0 VIII 35,8 23,4 28,3 147,1 303,9 10,8 86,0 IX 36,4 21,0 27,4 144,4 184,5 9,7 84,0 X 33,7 13,6 25,3 128,1 97,4 8,8 81,0 XI 33,5 11,0 21,7 109,2 58,7 9,1 78,0 XII 30,2 6,8 18,0 79,6 18,2 9,7 79,0 Tổng 423,2 172,2 285,2 1.332,2 1.465,9 117,1 996,0 TB 35,3 14,4 23,8 108,8 122,2 9,8 83,0 Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Hưng Yên (2010-2014) Huyện Khoái Châu có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, đặc trưng là nóng ẩm mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường lạnh, đầu mùa khí hậu tương đối khô, nửa cuối ẩm ướt và có mưa phùn. - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,80C, cao nhất 39,60C, thấp nhất không dưới 50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng VII (39,60C), thấp nhất vào tháng II (6,10C), nhiệt độ trung bình năm 23,80C. Với chế độ nhiệt như trên huyện Khoái Châu có thể trồng được 3 vụ/năm. Chế độ mưa: Nước là dung môi cho mọi quá trình trao đổi chất xảy ra trong cơ thể sinh vật. Chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên: bốc hơi, ngưng kết và mưa. Mưa là yếu tố biến đổi mạnh nhất, có ảnh hưởng đến chế độ bức xạ mặt trời, nhiệt độ, ẩm độ không khí và bốc hơi nước. Mưa cung cấp phần lớn lượng nước cho cây trồng. Ngoài việc quan tâm đến tổng lượng mưa, cần chú ý đến quy luật phân bố lượng mưa của các tháng trong năm để sử dụng hợp lý lượng mưa trong sản xuất. Huyện Khoái Châu có tổng lượng mưa năm là 1.465,9 mm. Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa chiếm trên 85% lượng mưa cả năm (lượng mưa đạt 1.254 mm) với lượng mưa này phù hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới. Tháng 6, 7, 8 có lượng mưa cao trong năm (tháng 8 lượng mưa là 303,9 mm) thường có các trận mưa lớn, mưa bão có thể gây lên ngập, úng cho cây trồng. Mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm dưới 20% lượng mưa cả năm (tổng lượng mưa 211,9 mm) tháng 12, 1, 2 có lượng mưa thấp trong năm (thấp nhất là tháng 12 tổng lượng mưa 18,2 mm). Trong các tháng mùa khô, không cung cấp đủ nước cho cây trồng sinh trưởng, phát triển kém. Để khắc phục những khó khăn trên cần: xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ cho tưới, tiêu: tiêu nước trong mùa mưa, tưới nước trong mùa khô; xác định được nhu cầu nước của từng loại cây trồng để bố trí cây trồng hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt. - Ẩm độ không khí: độ ẩm không khí là một trong những đặc trưng của thời tiết khí hậu, liên quan đến lượng mưa, ảnh hưởng đến bức xạ mặt trời. ẩm độ không khí giữ vai trò cân bằng các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây trồng, có ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại. Huyện Khoái Châu có độ ẩm không khí khá cao, trung bình năm là 83,0%, độ ẩm không khí thấp nhất là 78,0%, tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 3 và tháng 4 với độ ẩm 87,0%, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, song cũng là nguyên nhân làm cho sâu, bệnh hại cây trồng phát triển. Do đó, trong sản xuất nông nghiệp cần phải quan tâm đến công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là bảo vệ các cây trồng vụ xuân. - Số giờ nắng: Tổng giờ nắng trong năm là 1.332,2 giờ, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng VII (176,8 giờ), tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng III (40,0 giờ). Mức độ chênh lệch giữa tháng nắng nhiều nhất và tháng nắng ít nhất là khá cao 136,8 giờ. - Tốc độ gió của huyện Khoái Châu khá ổn định và ở mức vừa phải (khoảng 9,8 m/s). Điều này rất có lợi cho việc lưu thông không khí và điều hoà độ ẩm trong không khí. - Chế độ thủy văn của Khoái Châu chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thủy văn sông Hồng, mực nước những năm có lũ thường cao 7 – 9m, so với cao trình mặt đê trung bình 12 – 13m. Nhìn chung khí hậu thủy văn của Khoái Châu có nhiều thuận lợi cho cho phát triển sản xuất nông nghiệp có thể trồng được nhiều loại cây trồng có nguồn gốc khác nhau, từ cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới đến cây trồng có nguồn gốc ôn đới, tạo ra sự đa dạng phong phú về chủng loại và sản phẩm hàng hóa, đồng thời có thể trồng trọt quanh năm. 3.1.3. Đặc điểm sử dụng đất đai Đất là nhân tố chính đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đất là môi trường cho sự ra rễ, cung cấp nước và dinh dưỡng khoáng để cây trồng sinh trưởng, phát triển. Chính vì vậy đất có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng. Điều kiện hình thành các loại đất khác nhau tạo ra các loại đất khác nhau. Dinh dưỡng của đất phụ thuộc vào độ phì của đất, đặc tính lý hóa của đất. Mỗi loại đất khác nhau có hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau, làm cơ sở để bố trí loại cây trồng và công thức luân canh thích hợp. Sự phù hợp của từng loại cây trồng với từng loại đất mang đặc trưng cho đơn vị đất, tiểu vùng và cho hệ sinh thái khác nhau. Bố trí hệ thống trồng trọt cần cân nhắc đến tính bền vững, tránh làm suy giảm sức sản xuất của đất, bồi dưỡng đất, sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng trong đất và sử dụng phân bón. Khoái Châu có diện tích đất tự nhiên là 13.091,55 ha, trong đó đất nông nghiệp có 8.537,51ha (chiếm 65,21% tổng diện tích đất tự nhiên); đất phi nông nghiệp 4.541,37ha (chiếm 34,69 % tổng diện tích đất tự nhiên); đất chưa sử dụng là 12,67ha (chiếm 0,10 % tổng diện tích đất tự nhiên * Đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt thì đất là nguồn tài nguyên không thể thay thế. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp huyện Khoái Châu là 7.554,78ha, chiếm 88,49% tổng diện tích đất nông nghiệp, gồm có đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Sản xuất nông nghiệp của Khoái Châu được chia thành 3 vùng khá rõ rệt, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và cơ cấu sản xuất nông nghiệp. - Vùng đất chuyên lúa: gồm các xã Thành Công, Nhuế Dương, Hồng Tiến, Chí Tân, Việt Hòa, Phùng Hưng,... với tổng diện tích 4.324,83 ha. Thành phần cơ giới phần lớn là đất thịt trung bình và đất thị nặng, pH trung tính, thích hợp cho việc gieo cấy 2 vụ lúa. - Vùng đất trồng 2 vụ màu - 1 vụ lúa gồm các xã Chí Tân, Dân Tiến, An Vĩ, Hàm Tử… với diện tích 6.361.54 ha. Thành phần cơ giới đất là đất thịt nhẹ pha cát, màu nâu nhạt, khá tơi xốp, có độ phì cao, độ pH = 6 - 7, rất phù hợp với các loại rau màu, cây công nghiệp và lúa mùa. - Vùng đất chuyên màu (bãi ngoài đê): gồm các xã Tứ Dân, Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập,... với diện tích 2.405,18 ha. Thành phần cơ giới đất chủ yếu là đất cát pha thịt nhẹ, tầng canh tác sâu, ít chua, giàu kali và có độ thấm nước cao thích hợp với các loại cây trồng cạn. * Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 968,02ha, chiếm 11,34% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, diện tích mặt nước nôi trồng thủy sản của huyện có xu hướng tăng do hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích cao hơn so với trồng cây hàng năm, vì vậy trong thời gian tới cần: xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, mở rộng vùng nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi diện tích đất trũng sang phát triển kinh tế VAC...để tăng hiệu quả kinh tế. Đất đai của Khoái Châu tương đối tốt, phía ngoài bối hàng năm được phù sa sông Hồng bồi đắp, toàn bộ phần còn lại cũng thường xuyên được tưới bằng nguồn nước sông Hồng từ hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Tầng đất mặt của huyện có tỷ lệ mùn khá, tầng canh tác dày. Hàm lượng N, K dễ tiêu cao, độ pH đất từ 6,5 - 7,0 phù hợp với nhiều loại cây trồng. Ở độ sâu 50 - 110 m có nguồn nước ngầm chất lượng khá tốt, có thể bổ sung để tưới cho cây trồng khi cần thiết. Thành phần dinh dưỡng đất của Khoái Châu thể hiện như sau: Bảng 3.2: Hiện trạng một số chỉ tiêu hóa tính đất của huyện Khoái Châu Tầng đất (cm) Mùn tổng số (%) Hàm lượng tổng số (%) Hàm lượng dễ tiêu (mg/100g đất) pH (Kcl) N P205 K20 N K20 0 - 20 20 - 50 50 - 80 1.218 0.942 - 0.190 0.084 - 0.06 0.10 0.09 1.25 1.40 1.25 22.0 25.0 13.0 12.0 8.0 5.0 6.5 7.0 6.6 Nguồn: Quy hoạch nông nghiệp Hưng Yên, 2002 Nhìn chung, tài nguyên đất ở huyện Khoái Châu đa dạng, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích nghi nhiều loại cây trồng như lúa, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày... Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này cần phải thường xuyên có các công trình nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để chuyển đổi, xây dựng cơ cấu cây trồng thích hợp với từng vùng đất cụ thể và nhu cầu của thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo dựng nền nông nghiệp bền vững cho huyện. 3.2. Thực trạng phát triển cây ăn quả tại huyện Khoái Châu 3.2.1. Vị trí, vai trò của cây ăn quả trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Thực hiện Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 22/1/2002 của UBND tỉnh Hưng Yên về chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, huyện đã chỉ đạo các xã làm quy hoạch, chuyển đổi đào ao, phát triển kinh tế trang trại sang mô hình VAC khép kín; Chương trình đề án phát triển kinh tế nông nghiệp theo các vùng giai đoạn 2001–2005, 2005–2010; Chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao từng bước xây dựng thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2010 – 2015 đã góp phần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng nguyên liệu chuyên canh cho công nghiệp chế biến xuất khẩu có thương hiệu trên thị trường như: - Vùng nhãn chín muộn ở các xã: Hàm Tử, Đông Kết, Bình Minh, Dạ Trạch, Liên Khê, Bình Kiều… với diện tích khoảng 957 ha (Chưa kể diện tích trong vườn và trên các trục đường giao thông), trong đó nhãn muộn chiếm 90% tổng diện tích, hàng năm cho sản lượng khoảng 6000-8000 tấn, giá trị thu được khoảng 150 tỷ đồng. Đối với cây Nhãn chín muộn được người tiêu dùng coi là đặc sản của Khoái Châu. Với ưu điểm chín muộn hơn nhãn đại trà một tháng. Mặt khác, sản phẩm có hình thức đẹp quả to, đồng đều, chất lượng ngon. Vì vậy những năm gần đây Nhãn chín muộn được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán cao. Diện tích Nhãn chín muộn tập trung tại các xã như: Hàm Tử, Đông Kết, Bình Kiều, An Vĩ, Ông Đình, Tân Dân, Dạ Trạch, Bình Minh… Hiệu quả thu nhập 250 - 300 triệu đồng/ha. - Vùng chuối tiêu hồng ở các xã Tứ Dân, Tân Châu, Đại Tập, Đông Ninh… với diện tích chuối 691 ha, trong đó có 506 ha chuối tiêu hồng, giá trị ước đạt 170 - 180 tỷ đồng/năm; một số xã cho thu nhập cao từ 200 - 300 triệu đồng/ha (Xã Tứ Dân, Tân Châu, Đại Tập…). Hiện nay trồng chuối bằng cây giống được nhân từ phương pháp nuôi cấy mô đang được ứng dụng trên địa bàn huyện. Trồng bằng cây giống nuôi cấy mô cho tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, đồng đều, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian từ trồng đến thu hoạch được rút ngắn. Tính đồng nhất của giống chuối nuôi cấy mô có thể điều khiển được thời gian ra hoa và thời gian thu hoạch cũng như gia tăng năng suất và chất lượng quả. - Vùng sản xuất các loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao như: bưởi Diễn, bưởi Hoàng Trạch, cam Vinh, quýt đường canh, ổi, đu đủ... ở các xã Dạ Trạch, Tân Dân, Đông Tảo, Bình Minh, An Vĩ... với tổng diện tích khoảng 400 ha Hiệu quả sản xuất bưởi đạt 400 triệu đồng/ha, cao hơn so với bình quân chung các loại cây ăn quả khác. Chủ yếu là sản xuất bưởi diễn (chiếm 80%), bưởi Hoàng Trạch… Cây cam quýt chủng loại chủ yếu cam đường canh, cam Xã Đoài sản phẩm nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng biết đến. Cam có vị đậm, màu sắc đẹp, mùi thơm, dễ bảo quản nên có giá trị cao. Năm 2014 tại Khoái Châu giá bán cam Xã Đoài tại vườn dao động từ 30.000-40.000đ/kg, cam canh từ 60.000-70.000 đ/kg. - Vùng sản xuất lúa, rau màu chất lượng, cánh đồng mẫu đang dần hình thành sản xuất tại: xã Đồng Tiến, Thuần Hưng, Phùng Hưng, Thành Công... - Vùng sản xuất cây dược liệu ở các xã Bình Minh, Đông Tảo, Đông Kết, Tân Dân... khoảng 200 ha; Vùng sản xuất nghệ tại xã Chí Tân, Thuần Hưng, Đại Tập khoảng 70 ha; Vùng sản xuất cỏ ngọt tại xã An Vĩ, Ông Đình diện tích 35 ha. - Vùng sản xuất hoa cây cảnh (hoa lyly, hoa đồng tiền, quất cảnh, cây cảnh...) tại các xã Đông Tảo, Dạ Trạch, Bình Minh... Như vậy, cây ăn quả có một vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, trong đó vùng nhãn chín muộn và vùng chuối tiêu hồng là một trong những vùng trọng điểm được huyện quan tâm đầu tư phát triển, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại. Do tính đa dạng về điều kiện khí hậu đất đai nên huyện Khoái Châu có một tập đoàn cây ăn quả phong phú về chủng loại như cam, quýt, bưởi, nhãn, chuối… Theo số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Khoái Châu từ năm 2010 - 2014 diện tích cây nhãn, chuối có xu hướng tăng do nhu cầu của thị trường và giá trị kinh tế mà chúng đem lại. Bảng 3.3: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả ngoài đồng chính năm 2010-2014 Năm Giống 2010 2011 2012 2013 2014 Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Cam, quýt 415 15,1 6266 260 17,8 4628 200 19,4 3880 172 19,4 3336 178 15 2670 Bưởi 102 19 1938 109 20 2180 86 22,2 1909,2 204 12,5 2550 209 11,5 2403 Nhãn 259 16,6 4299,4 402 19,9 7999,8 497 17,5 8697,5 685 17,5 12000 957 6,5 6238 Chuối 616 40 24640 626 45,8 28671 691 41 28331 711 45 31995 681 44 30000 Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Khoái Châu Qua bảng 3.3 cho thấy diện tích cây có múi giảm (cây cam quýt 415 ha năm 2010 giảm xuống 178 ha năm 2014, cây bưởi 102 ha năm 2010 tăng lên 209 ha năm 2014) chủ yếu là các loại cây như bưởi Diễn, cam Vinh, quýt đường canh, quất cảnh..., thay thế vào đó nhân dân trong huyện đã phát triển trồng cây nhãn chín muộn (từ 497 ha năm 2010 tăng lên 957ha năm 2014 và cây chuối tiêu hồng vùng ngoài bãi (từ 616 ha năm 2010 tăng lên 681ha năm 2014 trong đó chủ yếu là chuối tiêu hồng chiếm 70%). Bên cạnh đó, năng suất, sản lượng của các loại cây ăn quả có nhiều biến động, đặc biệt năng suất, sản lượng của nhãn và chuối có xu thế tăng (sản lượng nhãn tăng từ 4.199 tấn năm 2010 lên 12000 tấn năm 2013, sản lượng chuối tăng 24640 tấn năm 2010 lên 30000 tấn năm 2014. Về thời vụ thu hoạch: các loại bưởi, cam chủ yếu thu hoạch gối nhau trước và trong Tết Nguyên đán, vào thời điểm này nhu cầu tiêu dùng về mặt hàng quả tươi tăng cao (bưởi Hoàng Trạch cho thu hoạch từ giữa tháng 10 đến hết tháng 11 với giá trung bình từ 30.000-35.000đ/quả; cam Vinh từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 1 năm sau, với giá bán từ 35.000-40.000đ/kg, giá trị thu được khoảng 350-400 triệu đồng/ha/năm; bưởi Diễn thu từ đầu tháng 12 đến hết tháng 1 năm sau, giá bán dao động từ 20.000-30.000đ/quả, giá trị thu được khoảng 400 triệu đồng/ha/năm; cam canh từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 2 năm sau, giá bán từ 60.000-70.000đ/kg, giá trị thu được khoảng 450 triệu đồng/ha/năm); nhãn cho thu hoạch từ đầu tháng 7 cho đến giữa tháng 9, chủ yếu trà muộn là chính từ tháng đầu tháng 8 cho đến giữa tháng 9, giá bán từ 20.000-30.000đ/kg, giá trị thu được khoảng 350 triệu đồng/ha/năm; riêng cây chuối cho thu hoạch quanh năm (đối với chuối tây thu rộ từ tháng 3 cho đến cuối tháng 7, giá bán khoảng 150.000-200.000đ/buồng, cho giá trị thu nhập khoảng 400 triệu đồng/ha/năm, chuối tiêu hồng thu tập trung từ đầu tháng 8 cho đến cuối tháng 2 năm sau, giá bán khoảng 4.000-5.000 đ/kg, giá trị thu được khoảng 250 triệu đồng/ha/năm)... Tuy cây nhãn và chuối cho giá trị thu nhập thấp hơn các loại cây ăn quả như bưởi, cam nhưng dễ thâm canh, đầu tư ban đầu thấp hơn, riêng chuối tiêu hồng là cây hàng năm, chu kỳ trồng và khai thác nhanh. 3.2.2. Chất lượng sản phẩm quả và công tác vệ sinh ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp - Thực tế hiện nay diện tích trồng cây ăn quả đã thành vùng mang tính chất sản xuất hàng hóa nhưng vẫn còn diện tích ở một số xã manh mún, nhỏ lẻ, theo hướng tự phát. Cây giống, độ tuổi, chất lượng giống chưa bảo đảm nên sản phẩm quả không đồng đều về hình dạng, màu sắc, mùi vị, độ đường và kích thước. Đa số người nông dân chưa nắm rõ kỹ thuật về thu hoạch, sơ chế, bảo quản, công tác lựa chọn, phân loại trước khi tiêu thụ chưa được chú trọng, vì vậy chất lượng quả chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, - Về thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, người sản xuất không dành nhà kho riêng để lưu giữ phân bón, thuốc BVTV, tỷ lệ chiếm tới 90%; không có sổ sách theo dõi chủng loại, lượng phân bón, thuốc BVTV, ngày sử dụng. Hiện tượng chăn thả gia súc, gia cầm vẫn diễn ra trong giai đoạn thu hoạch ở các vườn cây ăn quả, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật có hại trên vỏ quả. - Tính đến năm 2014, Khoái Châu chỉ có hai trang trại chuối tiêu hồng tại xã Đại Tập và Tân Châu được cấp chứng nhận VietGAP, phần lớn còn lại chưa được chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm. - Huyện đã phối hợp với Chi cục quản lý chất lượng tỉnh Phổ biến Luật An toàn Thực phẩm, các văn bản dưới luật (Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn… triển khai Luật An toàn Thực phẩm); các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quốc tế về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến bảo quản nông lâm sản và thủy sản (dưới nhiều hình thức); hướng dẫn thanh kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản,...vv. Tới các đối tượng là những người được phân công theo dõi trực tiếp hoặc gián tiếp làm công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp các xã, thị trấn. Cán bộ và các hội viên: nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thành niên của các xã, phường, thị trấn; các cơ sở, doanh nghiệp, trang trại,…. sản xuất và kinh doanh nông lâm sản, thủy sản và vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Đã tập huấn và lồng ghép các nội dung về an toàn thực phẩm, về sản xuất nông nghiệp theo hướng thực hành nông nghiệp tốt được 12 lớp với khoảng 1.200 lượt người tham dự. - Chỉ đạo các xã, Thị trấn tuyên truyền áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt vào sản xuất thực phẩm nông sản và thủy sản tại địa phương, trước hết tập trung ưu tiên cho vùng (cơ sở) sản xuất thực phẩm tươi sống, thiết yếu có nhu cầu sử dụng hàng ngày như: rau, quả, thịt, cá… Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy trắng… vào các điểm sản xuất các loại rau, các loại quả có nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực thẩm như: cà các loại, rau ăn lá, đậu đỗ các loại, quả các loại nhất là sản phẩm nhãn quả. - Tuyên truyền các hộ nông dân sản xuất nông sản phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật; sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch. Tuyệt đối không sử dụng phân bón, thuốc BVTV không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bao bì, nhãn mác, quá hạn sử dụng. Không sử dụng hóa chất trong quá trình thu hái, bảo quản, không dùng lưu huỳnh và hóa chất để tẩy trắng nông sản nhất là sản phẩm quả tươi để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và ổn định đầu ra, tránh hiểu lầm dẫn đến sản phẩm ế thừa vì đã sử dụng hóa chất bảo quản và chất tẩy trắng… 3.2.3. Tình hình sản xuất cây ăn quả 3.2.3.1. Giống cây ăn quả - Sản xuất cây ăn quả thâm canh lâu dài, đòi hỏi phải có bộ giống chất lượng, các phương pháp nhân giống tiên tiến nhằm đảm bảo cung cấp cây giống chất lượng sạch bệnh, đặc biệt là bệnh greening trên cây cam, quýt. Trên thực tế người dân ít dùng phương pháp nhân giống bằng giâm cành, mà chủ yếu nhân giống bằng phương pháp ghép và chiết là chủ yếu. - Phương pháp nhân giống bằng chiết cành, nhân dân thường sử dụng theo kinh nghiệm và tự học hỏi nhau, tuy nhiên một thực tế cách chọn cành chiết ở đây thường đường kính tương đối lớn từ 1 - 1,5 cm đối với bưởi, cam quýt, nhãn và từ 0,3 - 0,7 cm đối với chanh, quất. Người dân chiết theo phương pháp này bước đầu có hiệu quả bởi tỷ lệ sống tương đối cao, tuy nhiên, theo đánh giá của nông dân thì lâu ra rễ hơn, giâm cành sau khi ra ngôi khó hơn, khi trồng thì cây sinh trưởng không được mạnh nhất là giai đoạn đầu. Ở Khoái Châu có một đội ngũ thợ kỹ thuật ghép cây rất lành nghề, họ thường làm trong các hộ sản xuất cây giống và đi ghép thuê, cải tạo vườn cây ăn quả tại địa phương và nhiều nơi khác. Trong nhân giống bằng phương pháp ghép người dân thường dùng biện pháp ghép mắt và ghép đoạn cành. Ưu điểm của phương pháp này là hệ số nhân giống cao. Nếu chọn được gốc ghép phù hợp thì cây sinh trưởng khoẻ ở giai đoạn kiến thiết cơ bản. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao nên không phải ai cũng làm được. - Giống nhãn sử dụng hàng năm khoảng 8.000 cây, còn lại là ghép cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả. Nguồn giống được lấy từ cây đầu dòng, vườn đầu dòng chiếm khoảng 70%, chủ yếu là giống nhãn muộn Miền Thiết có nguồn gốc tại xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu. - Giống chuối phần lớn là giống chuối tiêu hồng, ngoài ra còn giống chuối tây, chuối ngự... Giống được lấy từ nguồn tự nhân giống (chuối chồi), tỷ lệ giống chuối chất lượng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 10%. - Giống bưởi sử dụng hàng năm khoảng 5.000 cây (giống bưởi Diễn, bưởi Hoàng Trạch). Giống cam đường canh, cam Xã Đoài sử dụng khoảng 5.000 cây, giống cây quất khoảng 1.000 cây để bổ sung cho nguồn cây cảnh. Nguồn giống lấy từ cây đầu dòng rất thấp, chủ yếu do các hộ nông dân và các trang trại tự sản xuất. - Quản lý nhà nước về giống cây trồng được tăng cường. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả được quan tâm hơn. Tuy nhiên sản xuất giống cây ăn quả tính đến thời điểm hiện nay vẫn chủ yếu theo hướng tự phát, chất lượng giống không đồng đều, chưa có tổ chức hoặc cá nhân nào có thương hiệu, nhãn hiệu riêng cho sản phẩm giống cây ăn quả. - Về quản lý cây đầu dòng, hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức bình tuyển, kiểm tra tình hình sử dụng, khai thác cây đầu dòng. Đến nay, Khoái Châu đã có 05 cây nhãn đầu dòng (trong đó nhãn chín muộn 04 cây, nhãn chính vụ 01 cây). Tuy nhiên, cây đầu dòng vừa khai thác giống lại vừa khai thác quả nên hiệu quả sản xuất giống chưa cao. 3.2.3.2. Về kỹ thuật trồng và chăm sóc - Nhiều vùng trồng cây ăn quả đã áp dụng kỹ thuật canh tác mới như: trồng mật độ cao để tận dụng đất trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, cắt tỉa, tạo hình, tạo tán, khoanh vỏ, bón phân hữu cơ, bẫy bả pheromon. Sử dụng phân hữu cơ tại vùng trồng nhãn, chuối, bưởi, cam quýt. - Tuy nhiên, mức độ đầu tư chưa đồng đều, vẫn có vườn nhãn, bưởi 2-3 năm không ra quả. Qua điều tra cho thấy, có vườn người dân chỉ đầu tư trồng cây nhưng không tập trung chăm sóc, bón phân, tỉa cành. Thậm chí có hộ sử dụng 70% phân bón vô cơ, dẫn đến chai cứng đất làm cho cây nhanh thoái hóa, còi cọc và có thể hỏng cả vườn cây. - Việc cắt tỉa cành sâu bệnh có ý nghĩa quan trọng nhằm hạn chế lây lan sâu bệnh cũng như kích thích cây ra hoa, đậu quả. Tuy nhiên, có đến 30% người làm vườn chưa chú trọng đến cắt tỉa cho cây ăn quả. Qua điều tra cho thấy, việc cắt tỉa cho nhãn, bưởi, cam đã được thực hiện nhiều và đảm bảo kỹ thuật. - Công tác phòng trừ sâu bệnh đã được rất quan tâm, chỉ đạo thường xuyên; tuy nhiên còn tình trạng lạm dụng thuốc BVTV, số lần phun thuốc quá nhiều, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng. Xuất phát từ việc trong quá trình trồng trọt chưa thể thoát li được với việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc cây trồng. Do đó trong quá trình chăm sóc cây ăn quả người dân một phần kém hiểu biết, vì lợi trước mắt, nên không tôn trọng các quy trình chăm sóc, theo khuyến cáo của các Nhà khoa học; lạm dụng thuốc BVTV, không sử dụng đúng thuốc BVTV theo danh mục quy định, chăm sóc và BVTV theo phong trào và kinh nghiệm như: Sử dụng phân bón: Theo quy trình khuyến nông khuyến cáo, trồng 01 ha cây nhãn hàng năm phải bón: 4000kg phân chuồng, 300kg đạm, 400kg lân, 200kg kaly. Trên thực tế từ năm 2010 lại đây, hầu hết các hộ không sử dụng phân chuồng, hoàn toàn dùng phân vô cơ để thay thế bằng cách tăng lượng phân bón cho cây trồng. Do việc không sử dụng phân chuồng và thay phân chuồng bằng phân hoá học, đất dần dần sẽ bị trai cứng, độ ẩm trong đất thấp, do thiếu mùn, và các điều kiện khác, để cho các loại vi sinh vật hữu hiệu hoạt động làm tơi xốp đất, tăng lượng ô xi cho đất.... Những kết quả đó sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ cây trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, dẫn tới năng xuất và hiệu quả kinh tế của cây trồng sẽ bị suy giảm dần theo thời gian canh tác. Sử dụng thuốc BVTV và thuốc trừ cỏ: Theo quy trình chăm sóc bảo vệ dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây ăn quả: Việc phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả cần phải phối hợp nhiều biện pháp như: Tỉa cành tạo tán, theo dõi, điều tra tình hình phát sinh sâu, bệnh của cây ăn quả. Nếu làm đúng các công đoạn đó thì một năm: Đối với cây nhãn chỉ cần phun thuốc bảo vệ thực vật từ 3-4 lần; cây chuối phun 2 lần; cây có múi cần 6 lần. Các loại thuốc BVTV phải đúng trong danh mục Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quy định cho phép sử dụng. Tuy nhiên trên thực tế do người dân một phần còn thiếu hiểu biết, một phần do công tác hướng dẫn, khuyến cáo các quy trình BVTV của các cơ quan chuyên môn còn hạn chế. Qua kết quả điều tra kinh tế hộ, tính trung bình số lần sử dụng thuốc BVTV một năm đối với các loại cây trồng như sau: Cây nhãn sử dụng 5 lần, cây chuối tiêu hồng sử dụng 4 lần, cây có múi sử dụng 8 lần. Chất lượng thuốc không kiểm soát được 100% theo đúng danh mục quy định của Bộ NG&PTNT, do trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc trôi nổi. Nếu so sánh giữa thực tế với quy trình IPM thì người dân đã sử dụng quá lượng thuốc BVTV không cần thiết cho cây trồng. Hậu quả: Thuốc bảo vệ thực vật khi được đưa vào đồng ruộng, một phần được cây và các loại sâu bọ hấp thụ; một phần sẽ bay hơi hoà vào không khí, gây ô nhiễm không khí; một phần thẩm thấu xuống đất gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm; một phần theo dòng chảy của nước về các giếng khoan, giếng đào, ao hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm; một phần do sử dụng nhiều lần, các hoá chất chưa kịp phân huỷ, còn tồn đọng lại trên quả, có thể làm dư lượng kháng sinh tồn tại trên quả vượt quá mức cho phép. Những tác động tiêu cực trên, một mặt tác động trực tiếp đến những người thường xuyên tham gia sản xuất và chất lượng sản phẩm hàng hoá; mặt khác qua thời gian sẽ gây suy giảm năng xuất, hiệu quả kinh tế của vật nuôi cây trồng; đồng thời sẽ tác động một cách vô hình và từ từ đến sức khoẻ, đời sống của cộng đồng trong tương lai. 3.2.4. Tình hình đầu tư phát triển cây ăn quả Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, Nghị quyết số 64/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của HĐND huyện Khoái Châu về triển khai thực hiện hai chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 tại kỳ họp thứ 15 HĐND huyện khóa XVII và Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 16/3/2011 của UBND huyện Khoái Châu về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, từng bước xây dựng thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2011-2015. Với mục tiêu: Phát triển kinh tế nông nghiệp một cách toàn diện theo hướng đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng đi đôi với việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, trước mắt tập trung vào nhóm cây ăn quả như: nhãn chín sớm, nhãn chín muộn Hàm Tử, chuối tiêu hồng vùng bãi, vùng cây có múi khu Bắc…; phối hợp các cấp, các ngành có liên quan xây dựng thương hiệu cho nhãn chín muộn Hàm Tử - Khoái Châu, chuối tiêu hồng vùng bãi - Khoái Châu, tổng kinh phí đầu tư là 5,4 tỷ đồng. Năm 2010 và 2011, huyện phối hợp với Sở khoa học & CN, sở NN &PTNT triển khai đề tài trồng và thâm canh chuối tiêu hồng nuôi cấy mô vùng bãi tại Tứ Dân và Tân Châu với diện tích 19,188 ha; trồng chuối tiêu hồng nuôi cấy mô STPT tốt, cây cao hơn chuối trồng bằng chồi từ 20-30cm, năng suất cao hơn khoảng 4-5 tấn/ha. Năm 2012, huyện thực hiện chương trình trồng chuối tiêu hồng nuôi cấy mô với quy mô nhỏ 2 ha áp dụng cho hộ nông dân ở xã Đại Tập và Tân Châu; năm 2013, Viện rau quả Hà Nội phối hợp với huyện triển khai 6 ha chuối tiêu hồng nuôi cấy mô ở Tân Châu và Đại Tập. Năm 2014, triển khai 20ha trồng chuối theo hướng VietGap tại xã Tân Châu. Phối hợp với Viện cơ điện và CN sau thu hoạch thử nghiệm chế phẩm sinh học trong bảo quản chuối, kéo dài thời gian chín của chuối mà không ảnh hưởng đến chất lượng quả. - Thực hiện chương trình ghép cải tạo các giống nhãn cỏ, nhãn kém chất lượng thay thế bằng giống nhãn muộn Khoái Châu, nhờ đó làm tăng diện tích và sản lượng nhãn muộn, áp dụng phương pháp ghép cải tạo, sau một năm cây sẽ quả và chất lượng quả đạt yêu cầu, giảm chi phí đầu tư. - Thực hiện chương trình khoa học của tỉnh, huyện phối hợp với Viện cơ điện NN và CNSTH xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm phân bón vi sinh trên cây nhãn, ứng dụng công nghệ bọc màng bán thấm và công nghệ xử lý chất điều hòa sinh trưởng giai đoạn cận thu hoạch trong sơ chế bảo quản cam quýt, các mô hình đã mang lại kết quả khả quan, góp phần sản xuất cây ăn quả theo hướng hàng hóa với tiêu chí an toàn thực phẩm. Từ năm 2013 đến nay, huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT thực hiện dự án bảo tồn nhãn, bảo tồn các cây nhãn đầu dòng và xây dựng mô hình thâm canh nhãn tại xã Đông Kết với kinh phí khoảng 20 triệu đồng/năm. Năm 2013-2014, huyện phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ triển khai mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Nhuế Dương và Đại Hưng với tổng kinh phí khoảng 150 triệu đồng, hiện tại cây thanh long sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh. 3.2.5. Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả - Sản xuất cây ăn quả tại Khoái Châu đa số chưa có liên kết giữa các hộ sản xuất với nhau. Tiêu thụ hầu hết không có hợp đồng giữa người sản xuất với người tiêu dùng; không liên doanh, liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp. - Hiện nay, chỉ có một Hợp tác xã nhãn lồng Khoái Châu. Từ khi thành lập đến nay, hoạt động của hợp tác xã chủ yếu là tham gia hội chợ xúc tiến thương mại, tập huấn khoa học kỹ thuật… tuy nhiên vẫn chưa phát huy được vai trò liên kết, duy nhất có một tổ hợp tác mới thành lập năm 2014 với mục đích tiêu thu sản phảm nhãn quả và hỗ trợ nhau về sản xuất, kỹ thuật... 3.2.6. Những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững * Do tập đoàn cây ăn quả Tập đoàn CAQ của Khoái Châu hiện nay đang có sự bất ổn về cơ cấu diện tích các loại cây ăn quả, cơ cấu về chủng loại giống của cây ăn quả chủ lực, cụ thể như sau: Cây ăn quả ngoài đồng của huyện hiện nay là 2219 ha (chưa kể trong vườn nhà và nơi công cộng) chủ yếu là nhãn muộn, chuối tiêu hồng, cây có múi; song nhãn muộn: 957ha, chiếm đến 43%, chuối tiêu hồng: 500ha chiếm 22,5%, cây có múi: 300ha chiếm 13,5%... nếu tính diện tích nhãn cả trong vườn nhà thì tổng diện tích nhãn toàn huyện là 1561 ha Những sự bất ổn về cơ cấu diện tích các loại CAQ và sản lượng các loại quả như trên, đã tác động đến kết quả, hiệu quả kinh tế của cây ăn quả. Đây là căn nguyên dẫn đến quy luật: “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, làm cho thu nhập của người lao động không ổn định. * Quy hoạch đất đai Do đất đã được giao cho người dân sử dụng lâu dài; người dân có quyền chủ động trong việc sử dụng đất trong quá trình sản xuất kinh doanh theo quy định của luật đất đai; Các cấp chính quyền địa phương chưa có đủ sức mạnh về các nguồn lực như: kinh tế, khoa học kỹ thuật... để tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch đất đai như đã phê duyệt. Cây nhãn và cây chuối là hai loại CAQ chủ lực của huyện, từ năm 2009 đến năm 2014 đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người lao động. Do vậy hai giống cây này đã được nhân dân trồng một cách ồ ạt, thiếu sự tính toán, bất chấp các yêu cầu về điều kiện: Địa hình, nước tưới, kỹ thuật chăm sóc, thị trường tiêu thụ ... và sự cảnh báo, ngăn cản của các Cấp chính quyền địa phương; cây ăn quả đã được trồng cả xuống ruộng cấy hai vụ lúa và các vùng trồng cây màu. Chính vì vậy đã nẩy sinh ra những mâu thuẫn kinh tế giữa các yếu tố: Diện tích, sản lượng, cơ cấu giống cây ăn quả, giá trị sản xuất... trong quá trình sản xuất phát triển; nguy cơ trồng cây ăn quả sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người lao động. Với thực trạng các yếu tố đầu tư chăm sóc CAQ tại địa phương hiện nay. Muốn đạt được năng xuất phải đầu tư tăng thêm chi phí: phân bón, thuốc BVTV cho cây ăn quả. Do độ mầu mỡ ngày một suy giảm và sâu bệnh có sức đề kháng với thuốc BVTV ngày càng cao hơn. Điều đó đã và đang ảnh hưởng đến sự mầu mỡ của đất, ảnh hưởng đến lý tính, hoá tính của đất, chi phí đầu tư cho CAQ. Tồn tại: Công tác quản lý Nhà nước và điều hành của các Cấp chính quyền địa phương chưa có sự tập trung cao đối với việc xây dựng chiến lược phát triển CAQ trung hạn, dài hạn; Quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá; quản lý chất lượng hàng hoá cho các loại sản phẩm chủ lực. Hiện tại mới dừng lại ở mức độ các Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Dự án đầu tư phát triển trong phạm vi từ 3-5 năm. Sản xuất trên thực tế cơ bản mang tính tự phát theo ý muốn chủ quan của nhân dân, do vậy đã dẫn đến sự bất hợp lý về: *Cơ cấu diện tích, giống đối với từng loại CAQ trong tập đoàn; cơ cấu chủng loại giống của cây ăn quả chủ lực (nhãn muộn); *Cơ cấu về sản lượng sản phẩm quả giữa các cây ăn quả trong tập đoàn; cơ cấu sản lượng quả trong vụ thu hoạch của cây ăn quả chủ lực; * Sự bất hợp lý, thiếu khoa học trong việc đánh giá tiềm năng đất đai và lựa trọn cây trồng phù hợp của người dân. Hiện nay cây ăn quả đã trồng cả xuống ruộng hai vụ lúa làm giảm diên tích lúa, ảnh hưởng tới vấn đề an ninh lương thực cũng như vấn đề quy hoạch và phân bổ, giao diện tích đất trồng lúa của tỉnh cho huyện Kết quả, hiệu quả kinh tế từ phát triển, sản xuất CAQ, giữa các vùng có sự chênh lệch khá lớn. Do sự khác biệt về địa hình, về tưới, tiêu úng... của các xã khu Bắc với các xã khu Nam với yêu cầu của CAQ; sự chênh lệch về năng lực đầu tư, sản xuất, của người dân giữa các vùng sản xuất. Từ những tồn tại và nguyên nhân trên, trong vài năm gần đây sản xuất CAQ trong huyện đã có những diễn biến rất bất lợi cho người sản xuất, thu nhập của người dân không tỷ lệ thuận với chi phí sản xuất và sản lượng. Về môi trường: Sản xuất chưa gắn với bảo vệ môi trường như: Sử dụng phân bón, thuốc BVTV bừa bãi, lạm dụng số lượng và số lần sử dụng thuốc trong một chu kỳ sản xuất, không theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn. Gây ảnh hưởng không tốt đến vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khoẻ con người; đồng thời đây là nguyên nhân tiềm ẩn gây ô nhiễm không khí, nguồn nước và môi trường sinh thái; Khai thác, sử dụng bừa bãi nguồn nước ngầm để phục vụ sản xuất, gây cạn kiệt nhanh nguồn tài nguyên nước, đồng thời tạo ra những đường dẫn cho các loại hoá chất độc hại thẩm thấu xuống lòng đất gây ô nhiễm đất và nước. Về xã hội: Việc làm và thu nhập của người dân tăng trưởng không ổn định; đã xuất hiện tư tưởng bi quan đối với hiệu quả sản xuất, phát triển cây ăn quả. Việc thể chế hoá các chính sách Nhà nước tại địa phương còn chậm, có những nội dung còn chưa sát thực với thực tế tại địa phương. Những vấn đề nêu trên, đã đặt ra câu hỏi đối với sản xuất, phát triển CAQ của Khoái Châu: Làm thế nào để sản xuất có hiệu quả kinh tế tăng trưởng ổn định; sản xuất phải bảo vệ được sức khỏe con người, môi trường sinh thái, và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại cho các thế hệ tương lai; làm tăng năng lực nội sinh, năng lực tiếp cận các vấn đề xã hội cho người dân; đồng thời giải quyết các vấn đề an sinh xã hội tại địa phương 3.3. Tình hình bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả 3.3.1. Tình hình bảo quản, sơ chế, chế biến - Tình hình bảo quản, sơ chế quả tại Khoái Châu vẫn dùng công nghệ lạc hậu, chủ yếu sử dụng biện pháp thủ công, truyền thống. Chi phí cao, số lượng và chất lượng bảo quản chưa cao. Thời gian bảo quản ngắn nên chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tổn thất trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch còn cao. - Các loại quả sản xuất trên địa bàn huyện chủ yếu bán tươi, ít sơ chế. Đa số nông dân chưa được hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, sơ chế nên chất lượng không đồng đều. Việc chế biến chủ yếu là chế biến long nhãn đối với những giống nhãn nước, nhãn thóc, nhãn đường phèn đây là những giống nhãn có chất lượng ngon nhưng quả nhỏ, mẫu mã không đẹp, cùi mỏng, các sản phẩm chế biến khác như mứt táo, quất; các cơ sở chế biến tập trung ở xã Bình Minh bằng công nghệ lò sấy thủ công. Các hộ nông dân thường bảo quản quả trong kho, trong nhà, xếp quả lên giàn hoặc dưới nền nhà có lót bìa cacton hoặc sàn bằng tre, gỗ trong điều kiện bình thường thông gió tốt, tránh mưa nắng và có khả năng duy trì nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bên ngoài (chủ yếu là bảo quản bưởi diễn tiêu thu trong thời gian khoảng 1-3 tháng từ khi thu hái đến khi bán); đối với cam canh, cam vinh chủ yếu là tiêu thụ quả tươi thời gian bảo quản ngắn, thường là trong thùng xốp khoảng 20-30kg/thùng bên trên đậy bằng vải ẩm để giũ cho quả tươi (thời gian bảo quản khoảng từ 7-10 ngày trong điều kiện thời tiết rét có nhiệt độ thấp, nếu bảo quản trong cát thì thời gian các hộ có thể để được lâu khoảng 1 tháng, phương pháp này mất nhiều công nên ít được áp dụng); đối với nhãn thì chủ yếu là tiêu thụ ngay trong ngày hoặc sang hôm sau, sau khi thu hái nhãn được xếp lên sàn nhà phủ một lớp lá nhãn ở những địa điểm râm, mát 3.3.2. Tình hình tiêu thụ - Tình hình tiêu thụ hiện nay hoàn toàn do thị trường tự điều tiết; các kênh tiêu thụ chủ yếu do các doanh nghiệp dân doanh trực tiếp tiêu thụ, các doanh nghiệp nhà nước chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tiêu thụ. - Sản xuất cây ăn quả tại huyện đáp ứng khoảng 46% nhu cầu tiêu dùng. Nhu cầu còn lại phải nhập từ các tỉnh lân cận và từ nước ngoài chiếm 54%. Sản xuất quả tại Khoái Châu chủ yếu phục vụ nhu cầu quả tươi, bao gồm các loại quả thu hoạch quanh năm: Chuối, đu đủ, ổi và quả có tính thời vụ như: nhãn, bưởi, cam, táo... - Thị trường Khoái Châu có mặt hầu hết các loại quả từ các vùng miền trong cả nước. Ngoài ra các loại quả nhập chủ yếu từ Trung Quốc,Thái Lan... các loại quả nhập khẩu thường có chất lượng đồng đều, hình thức đẹp, tuy nhiên chưa có số liệu kiểm tra đánh giá về an toàn vệ sinh thực phẩm. - Các loại quả đặc sản như: nhãn chín muộn, cam đường canh, cam Xã Đoài, bưởi Diễn, bưởi Hoàng Trạch, ổi, táo…vẫn được người tiêu dùng Khoái Châu ưa chuộng, nhất là vào dịp Tết nguyên đán. - Sản phẩm quả của huyện thu hái tươi, ít sơ chế, vận chuyển gần, chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương…, một số ít chuối xuất khẩu sang Trung Quốc. Hiện tại, huyện có chợ đầu mối lớn tại xã Đông Tảo. Ngoài ra, sản phẩm quả được tiêu thụ tại các cửa hàng ở Thị trấn Khoái Châu, trung tâm các xã. - Từ năm 2011- 2014, tổng sản lượng sản phẩm nhãn quả khoảng 34.000 tấn, sản phẩm chuối là quả 118.000 tấn. Tiêu thụ dưới dạng sản phẩm tươi chiếm khoảng 90%, tiêu thụ dưới dạng chế biến khoảng 10%. 3.3. Công tác quy hoạch đất đai, định hướng phát triển ngành nông nghiệp. 3.3.1. Công tác quy hoạch đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên là 13.091,55 ha trong đó đất Nông nghiệp có diện tích 8.537,51ha, đất phi nông nghiệp có diện tích là 4.541,37ha, cơ cấu sử dụng đất của huyện là phù hợp với nền kinh tế đang chuyển biến, diện tích đất nông nghiệp như vậy là đúng với thực tế. Hiện nay đất lúa đang được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả và các loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao, do vậy diện tích lúa vụ xuân 2015 là 3000 ha, còn vụ mùa khoảng 3500 ha Việc khai thác tiềm năng đất đai đã mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực, thể hiện ở tổng sản lượng lương thực hàng năm thu được, bình quân lương thực trên một đầu người ngày càng tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng, mức sống cải thiện. Việc sử dụng đất cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp đã mang lại những hiệu quả thiết thực như phát triển các ngành kinh tế, góp phần ổn định trật tự xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, nâng cao đời sống vật chất và cả tinh thần cho nhân dân... Trong giai đoạn quy hoạch diện tích đất nông nghiệp giảm 1.566,47ha sang đất phi nông nghiệp. Như vậy năm 2020 diện tích đất nông nghiệp sẽ là 6.971,04ha, chiếm 53,25% tổng diện tích tự nhiên. - Đất trồng lúa nước năm 2010 có diện tích là 4.014,72ha, chiếm 30,67% tổng diện tích đất tự nhiên, theo phương án quy hoạch diện tích đến năm 2020 là 3.631,54ha. Trong đó diện tích không thay đổi mục đích sử dụng là 3.631,54ha, giảm 383,18ha. - Đất nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020 diện tích là 899,77ha, chiếm 6,87% diện tích đất nông tự nhiên. Trong đó diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng là 899,77ha. 3.3.2. Định hướng quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp. - Phát triển nông nghiệp huyện toàn diện và vững chắc theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, nâng cao giá trị hiệu quả, tiến dần đến nền nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra giá trị lớn, gắn với xây dựng nông thôn mới. - Tạo sự phát triển mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hương nâng cao tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi, tăng các loại nông sản hàng hóa có lợi thế của huyện và tỉnh. - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, quy hoạch vùng sản xuất cây trồng đặc biệt chú trọng 3 cây trồng có lợi thế và cho hiệu quả cao như nhãn muộn, chuối tiêu hồng, cam canh... nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai. - Tập trung đầu tư xã vùng nông nghiệp tập trung quy mô lớn. Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong phát triển nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản cung cấp cho công nghiệp chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ. - Phát triển nông nghiệp trên cơ sở tăng cường các điều kiện về kết cấu hạ tầng: hệ thống thủy lợi, giao thông, cung cấp điện và dịch vụ nông nghiệp. - Dự kiến tăng trưởng giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp - thủy sản giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 2,8%/năm (giá so sánh năm 2010); đến năm 2020, cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành chiếm 23,3% trong tổng giá trị sản xuất của huyện. - Các loại cây trồng được định hướng phát triển như sau: + Cây lúa: Do diện tích đất có hạn, năng suất lúa hiện nay tương đối cao nên giai đoạn tới sẽ giảm dần diện tích lúa cả năm từ 6700 ha năm 2014 xuống còn 4.500 ha vào năm 2020. Xây dựng các vùng chuyên canh lúa có năng suất cao, vùng lúa đặc sản cung cấp cho thị trường Hà Nội, các khu công nghiệp ven đô và tiến tới xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có khoảng 3.000 ha lúa đặc sản với sản lượng 19.500 tấn trong đó tập trung chủ yếu ở các xã có diện tích lớn và điều kiện thâm canh thuận lợi như Phùng Hưng, Thuần Hưng, Dân Tiến, Việt Hòa,... + Cây ngô: Tập trung đầu tư thâm canh, đưa các giống ngô lai vào sản xuất đại trà để tăng năng suất và sản lượng. Phấn đấu diện tích trồng ngô đạt 3.000 ha vào năm 2020, trong đó diện tích giống ngô lai chiếm 80% diện tích gieo trồng ngô, sản lượng đạt khoảng 18.900 tấn. + Cây công nghiệp ngắn ngày: Chú trọng trồng cây đậu tương, lạc để đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm, ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất. Dự kiến đến năm 2015 diện tích đậu tương đạt khoảng 2.000 ha, diện tích cây lạc khoảng 480-500 ha; đến năm 2020 diện tích cây đậu tương khoảng 2.500 ha, diện tích cây lạc khoảng 700-800 ha. + Cây ăn quả: Tập trung phát triển mạnh các cây ăn quả đặc thù của huyện như nhãn, chuối, cam..., cụ thể cải tạo vùng nhãn muộn ở xã Hàm Tử, Bình Minh, Đông Kết, Bình Kiều, An Vĩ; xây dựng vùng sản xuất chuối tiêu Hồng vùng ngoài bãi sông Hồng; tập trung xây dựng thương hiệu cây cam đã được trồng ở các xã... Hình thành các vùng cây ăn quả tập trung ở những khu vực có điều kiện thuận lợi như: Đông Tảo, Bình Minh, Dạ Trạch... gắn với chế biến nhằm tạo ra nguồn hàng hóa có giá trị, ổn định, cung cấp cho Hà Nội và các khu công nghiệp lân cận, tiến tới có thể xuất khẩu. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu các đặc sản hiện có. Dự kiến đến năm 2016, diện tích cây ăn quả đạt khoảng 2.500 ha, đến năm 2020 tăng lên 3.200 ha (cả diện tích trong vườn nhà và các nơi công cộng), trong đó vùng trồng nhãn tập trung là 800 ha, vùng trồng cây có múi tập trung là 250 ha, vùng trồng chuối khoảng 500 ha. Bảng 4: Cơ cấu diện tích một số loại cây ăn quả chính ngoài đồng đến năm 2020 Đơn vị: DT : Ha; Cơ cấu: % TT Hạng mục 2014 2015 2020 DT gieo trồng Cơ cấu DT gieo trồng Cơ cấu DT gieo trồng Cơ cấu 1 Cây cam quýt 178 8,45 169 7,77 300 10,71 2 Cây chuối 681 32,33 653 30,08 800 28,57 3 Cây nhãn 957 45,43 1010 46,53 1300 46,43 4 Cây bưởi 209 9,92 241 11,10 300 10,71 5 Cây táo 81,5 3,87 98 4,51 100 3,57 Tổng 2106,5 100 2170,6 100 2800 100 + Cây thực phẩm: Các cây thực phẩm có ưu thế của huyện là rau đậu các loại. Trong giai đoạn tới, đẩy mạnh sản xuất rau vụ đông với nhiều chủng loại phong phú và đa dạng, áp dụng khoa học kỹ thuật cho các vùng chuyên rau. Tăng diện tích các loại rau ăn quả, giảm diện tích các loại rau ăn lá. Dự kiến đến năm 2016 diện tích rau toàn huyện đạt 2.000 ha, sản lượng đạt khoảng 48.000 - 49.000 tấn, đến năm 2020 đạt 2.100 ha, sản lượng đạt 57.000 - 58.000 tấn. + Cây dược liệu: Diện tích cây dược liệu bố trí ổn định khoảng 130 ha vào năm 2020 nhất là ở các xã Bình Minh, Đông Tảo, Tân Dân. Xây dựng khu vực này thành khu vực chuyên canh về cây dược liệu. Các sản phẩm chủ yếu là bạch chỉ, địa liền, bạc hà, tam thất, nghệ, cỏ ngọt... 3.3.3. Định hướng thị trường tiêu thụ nông sản và xúc tiến thương mại Hàng năm, huyện đã phối hợp với các Đài truyền hình, Trung tâm xúc tiến thương mại - Bộ NN&PTNT tham gia Hội chợ triển lãm tại Hà Nội, Ninh Bình, TP. Hồ Chí Minh... để quảng bá sản phẩm nhãn muộn, chuối tiêu hồng, Gà Đông Tảo Khoái Châu, xây dựng chương trình “Khoái Châu một miền quê”. Để giúp người trồng nhãn mở rộng thị trường đồng thời quảng bá và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhãn muộn Khoái Châu, UBND huyện đã đầu tư kinh phí để triển khai chương trình xúc tiến thương mại, tuyên truyền về nhãn muộn Khoái Châu trên kênh VTV1, VTV2, VTV4, VTC16, HYTV, thông tấn xã Việt Nam... hiệu quả về tuyên truyền đã giúp người nông dân trồng nhãn của huyện được mùa, được giá. Năm 2012, thực hiện công văn số 26/SKHCN-QLCNg ngày 21/2/2012 của Sở Khoa học và CN tỉnh Hưng Yên về việc đề xuất hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc thù của địa phương, UBND huyện Khoái Châu đã đề xuất với UBND tỉnh, Sở Khoa học và CN tỉnh Hưng Yên hỗ trợ cho huyện xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm nông nghiệp sau:Nhãn chín muộn Khoái Châu, Chuối tiêu hồng, Gà Đông Tảo: Việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho chuối tiêu hồng đến nay đã thực hiện được những nội dung sau: thiết kế Website đăng ký tên miền; Thiết kế các phương án về logo; Lập bản đồ vùng mang sản phẩm chuối tiêu hồng Khoái Châu; Xây dựng quy chế, quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận chuối tiêu hồng; Xây dựng quy trình cấp và thu hồi nhãn hiệu, quy chế sử dụng tem nhãn bao bì, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, quy trình hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc; Xây dựng mô hình tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận; Biên tập hệ thống sổ sách; hoàn tất các văn bản liên quan. Nông sản phẩm của Khoái Châu ngoài tiêu thụ tại Hưng Yên thì hướng sẽ tham gia vào thị trường các tỉnh lân cận và xuất khẩu, vì vậy cần: Nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng Website giới thiệu về những sản phẩm nông sản thủy sản gắn với các vùng sản xuất an toàn. Đẩy mạnh, đổi mới công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và từng bước xuất khẩu. Xây dựng mạng lưới tiêu thụ nông sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại dịch vụ. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các HTX có thể đảm nhận dịch vụ đầu ra cho sản phẩm hàng hoá. Tăng cường liên kết “4 nhà”, nối liền sản xuất với chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu đảm bảo các tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi ở từng khâu, trên cơ sở phân chia hợp lý lợi nhuận và rủi ro ở tất cả các bước cho mọi đối tượng tham gia, nhất là phải chú ý đến quyền lợi của nhà nông. Khai thác các nguồn lực tập trung phát triển nhanh chóng mạng lưới chợ theo quy hoạch đã được duyệt, Khuyến khích hỗ trợ cho thương nghiệp tư nhân các thông tin về pháp luật, về thị trường, hỗ trợ về vốn, nghiệp vụ trong hoạt động thương nghiệp. Tạo điều kiện cho thương nghiệp tư nhân phát triển, nhất là trong các kênh phân phối, bán lẻ. Tổ chức thị trường nông thôn, đảm bảo yêu cầu giúp cho nông dân tiêu thụ được nông sản hàng hóa, mua máy móc, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 4.1. Các giải pháp thực hiện đề án 4.1.1. Xác định vùng phát triển các loại cây ăn quả - Vùng phát triển cây ăn quả tập trung vào khu vực đất màu phía Bắc, khu đất bãi ven sông, vùng trồng lúa kém hiệu quả, đất xen kẹp, vùng trồng lúa khó khắn về nước tưới cần chuyển đổi. - Vùng phát triển cây nhãn muộn chất lượng cao: tập trung tại các xã Hàm Tử, Đông Kết, Bình Kiều, An Vĩ, Ông Đình. - Vùng phát triển cây chuối sử dụng giống nuôi cấy mô tại các xã vùng bãi: Tân Châu, Đại tập, Tứ Dân. - Vùng phát triển cây có múi (bưởi diễn, bưởi Hoàng Trạch, cam Xã Đoài, cam đường canh) tập trung tại các xã Dạ Trạch, Đông Tảo, Tân Dân, Bình Minh. - Các loại cây ăn quả khác: Ổi, đu đủ, táo… tập trung tại các xã Đông Tảo, Dạ Trạch, Tân Dân. Trong các vùng nêu trên, huyện đầu tư hình thành các vùng cây ăn quả đặc sản tập trung với diện tích mỗi vùng quy mô từ 50 - 100 ha trở lên. Sau khi xác định chọn vùng phát triển, tiến hành công bố rộng rãi và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích, áp dụng công nghệ cao, xây dựng hạ tầng sản xuất, thương hiệu, quảng bá sản phẩm… để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tích cực chuyển đổi và phát triển cây ăn quả. Yêu cầu phát triển cây ăn quả phải nằm trong vùng phát triển nông nghiệp ổn định, lâu dài gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cơ sở, kết hợp chặt chẽ với phát triển dịch vụ, du lịch để tăng hiệu quả sử dụng đất đai. 4.1.2. Tập trung đào tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cho hộ nông dân để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ăn quả - Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn về cây ăn quả cho 3 cán bộ thuộc phòng Nông nghiệp và PTNT với thời gian 1 tháng tại các Viện nghiên cứu cây ăn quả để làm nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả cho các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung. - Đào tạo nông dân điển hình là các hộ có diện tích vườn cây ăn quả rộng, có khả năng tiếp thu, đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào việc trồng, chăm sóc cây ăn quả cho năng suất cao, có khả năng truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ nông dân khác trong vùng; số lượng từ 35 - 40 người, thời gian 1 tháng tại các Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trên cây ăn quả, các trang trại cây ăn quả lớn của các tỉnh trong nước. - Tập huấn kỹ thuật chuyên sâu về trồng, chăm sóc, thu hoạch cây ăn quả cho các vùng trồng và thâm canh cây ăn quả tập trung mỗi năm bình quân từ 3000-3500 lượt người, thời gian thực hành và học tập là 3 ngày để đảm bảo cho các hộ nông dân tiếp thu được tương đối đầy đủ về kỹ thuật, được thăm quan thực tế các cơ sở, vùng trồng cây ăn quả thâm canh, năng suất cao; giáo viên hướng dẫn là cán bộ kỹ thuật được đào tạo ở các Viện nghiên cứu trong nước. - Tổ chức mỗi năm 3 đoàn tham quan học tập kinh nghiệm, tổ chức sản xuất cây ăn quả trong nước. Thành phần gồm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các phòng, ban liên quan và nông dân điển hình; thời gian đi 5 ngày; địa điểm tại các vùng sản xuất cây ăn quả lớn ở miền Bắc. Toàn bộ chi phí cho nội dung trên do Ngân sách huyện bố trí hàng năm. 4.1.3. Tăng cường công tác quản lý, tổ chức sản xuất và cung ứng đủ giống cây ăn quả đạt yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lượng cho các hộ nông dân - Tổ chức Đoàn kiểm tra, thống kê, khảo sát toàn bộ các cơ sở sản xuất giống cây ăn quả hiện nay; kiên quyết xử lý các cơ sở vi phạm về chất lượng và quy cách sản phẩm. Chọn khoảng 5 - 6 cơ sở sản xuất giống có đủ điều kiện để hỗ trợ các trang thiết bị, xây dựng nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm để sản xuất ra hàng năm từ 100.000 - 150.000 cây giống chất lượng cao tạo điều kiện cho hộ nông dân mua được các giống cây ăn quả tốt để trồng mới và thay thế cây thoái hóa. - Duy trì và bảo tồn các cây ăn quả đầu dòng, vườn cây đầu dòng đã bình tuyển làm vật liệu nhân giống cho các cơ sở sản xuất giống cây ăn quả. Hàng năm, phối hợp với Sở NN&PTNT hỗ trợ kinh phí bình tuyển bổ sung thêm số lượng cây đầu dòng của huyện từ 10 - 30 cây ăn quả các loại. Hỗ trợ kinh phí bình tuyển vườn cây đầu dòng, ưu tiên cây nhãn, các loại cây có múi. Các tổ chức, cá nhân có cây đầu dòng sẽ được hỗ trợ toàn bộ kinh phí bình tuyển, phân bón, thuốc BVTV, kinh phí kiểm tra các bệnh chính để duy trì và phát triển cây đầu dòng. 4.1.4. Xây dựng các vùng trồng và thâm canh cây ăn quả, các mô hình hộ, trang trại trồng cây ăn quả đạt năng suất cao làm nơi trình diễn và tham quan học tập cho các hộ nông dân, bao gồm: - Hỗ trợ xây dựng vùng trồng, thâm canh Nhãn chín muộn tập trung 50 ha, trồng tại xã Hàm Tử, Đông Kết, Bình Kiều, An Vĩ, Ông Đình và10 ha trồng nhãn xuất khẩu sang Mỹ tại xã Hàm Tử. - Hỗ trợ vùng trồng Chuối sử dụng giống nuôi cấy mô 50 ha: Xã Tứ Dân 30ha, Xã Tân Châu 10 ha, xã Đại Tập 10ha. - Hỗ trợ xây dựng vùng trồng và thâm canh cây bưởi 20 ha. Trong đó, diện tích trồng mới: 10 ha, diện tích thâm canh: 10 ha. Vùng bưởi Diễn tập trung tại các xã Đông Tảo, Dạ Trạch, Tân Dân - Hỗ trợ xây dựng vùng trồng, thâm canh cam V2, 20 ha tại xã Tân Dân. - Hỗ trợ 1 điểm trồng thử nghiệm, thâm canh cây Thanh long ruột đỏ 2ha tại xã Thuần Hưng. - Trong các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung và các hộ trang trại trồng và thâm canh cây ăn quả đặc sản, lựa chọn từ 20-25 hộ điển hình xây dựng thành điểm có năng suất, chất lượng, giá trị lợi nhuận cao trở thành nơi để tổ chức cho hộ nông dân đến thực hành, học tập. 4.1.5. Đầu tư xúc tiến thương mại, thông tin tuyên truyền, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm quả đặc sản Khoái Châu và xây dựng liên kết sản xuất, sơ chế và kinh doanh quả, thành lập các HTX chuyên canh cây ăn quả: - Hàng năm tổ chức khoảng 2 lần cho các hộ, các trang trại, các cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ, festival về cây ăn quả do Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc các tỉnh, thành trong nước; Các tổ chức, hộ sản xuất tham gia các hội chợ, triển lãm nông sản, sản phẩm làng nghề trong và ngoài nước được hỗ trợ các nội dung chi và mức chi theo quy định tại Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. - Hàng năm tổ chức hội thi tuyển chọn các loại quả, tôn vinh tổ chức, cá nhân đạt thành tích về sản xuất các loại quả có năng suất, giá trị kinh tế cao. - Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm quả cho các vùng chuyên canh cây ăn quả của huyện: nhãn muộn, chuối tiêu hồng Khoái Châu, bưởi Diễn. 4.1.6. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách của huyện về hỗ trợ, khuyến khích trồng, thâm canh cây ăn quả và sơ chế, bảo quản, chế biến quả - Đối với diện tích phát triển cây ăn quả thâm canh trong vùng tập trung, được hỗ trợ vật tư (giống, phân bón, thuốc BVTV) trong thời gian 36 tháng, hỗ trợ vùng nhãn xuất khẩu về vật tư, tập huấn, cấp giấy chứng nhận GlobalGap. - Đối với các vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản tập trung, huyện hỗ trợ 100% kinh phí để nâng cấp, cải tạo đường nội đồng trục chính (đường cấp phối); hệ thống tưới tiêu. Với các hộ là điểm trình diễn được hỗ trợ thêm các thiết bị tưới tiết kiệm, thu hoạch, bảo quản quả, thiết bị giảng dạy và thực hành cho nông dân. - Đối với sản xuất giống cây ăn quả, huyện hỗ trợ 100% kinh phí bình tuyển, chăm sóc cây đầu dòng, mắt ghép được lấy từ cây đầu dòng; 50% kinh phí nhà màng, nhà lưới, phân bón, túi bầu đựng cây giống, thuốc bảo vệ thực vật để xây dựng vườn cây ăn quả đầu dòng, vườn cây có múi. 4.1.7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm quả: - Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra việc sản xuất kinh doanh giống cây ăn quả, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV…để hạn chế các loại giống cây ăn quả, phân bón, thuốc BVTV chất lượng kém, ngoài danh mục lưu thông trên thị trường làm thiệt hại cho người sản xuất. - Kiểm tra, giám sát các cơ sở chế biến, bảo quản quả, không để tình trạng đưa các loại quả kém chất lượng, bảo quản bao gói không đúng quy cách, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thuốc bảo quản ngoài danh mục, quá liều lượng lưu thông vào thị trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. - Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý của tỉnh và huyện để quản lý chất lượng và ATVSTP lưu thông trên địa bàn huyện. Xây dựng chuỗi các cửa hàng bán hoa quả chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ. - Mỗi năm phấn đấu xây dựng 1-2 mô hình cây ăn quả trong huyện (khoảng 20-30ha) thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP. 4.2. Phân công trách nhiệm thức hiện đề án 4.2.1. Phòng Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan chủ trì) - Khảo sát, xác định vùng phát triển cây ăn quả tập trung của huyện giai đoạn 2016-2020. - Lập Kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm, trình UBND huyện duyệt. - Đề xuất Kế hoạch điều chỉnh các mục tiêu, các nội dung và cơ chế hỗ trợ đầu tư trong quá trình triển khai Đề án. - Phối hợp thẩm định các Dự án phát triển sản xuất cây ăn quả của các xã, thị trấn. - Chủ trì, phối hợp với các phòng Tài chính-KH, các ban ngành liên quan và UBND các xã thị trấn hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án. - Chủ trì triển khai các hoạt động cụ thể của Đề án, gồm: Nâng cao năng lực công tác quản lý nhà nước chuyên ngành. Công tác đào tạo, tập huấn, tham quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xúc tiến thương mại theo chương trình hàng năm từ ngân sách huyện. Hỗ trợ để xây dựng các mô hình khuyến nông áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất quả. Triển khai thực hiện dự án xây dựng vùng sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế cao, bao gồm: vùng Nhãn chín muộn, vùng Chuối sử dụng giống nuôi cấy mô, vùng bưởi Diễn và vùng cam. Hàng năm sơ kết, đánh giá kết quả đạt được, tổng hợp khó khăn vướng mắc báo cáo UBND huyện giải quyết để thực hiện các mục tiêu của Đề án. 4.2.2. 4.2.3. Các phòng, ban liên quan Tổ chức triển khai và phối hợp với phòng Nông nghiệp & PTNT thực hiện các nội dung của đề án theo chức năng, nhiệm vụ. 4.2.4. UBND các xã, thị trấn - Phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT để triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án Xây dựng vùng sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế cao: bố trí mặt bằng; phối hợp thực hiện quy hoạch nội vùng; thực hiện dồn điền đổi thửa; vận động nhân dân góp đất để xây dựng các công trình công tác phục vụ sản xuất (không bố trí kinh phí hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng). Thực hiện tốt các mô hình khuyến nông, công tác đào tạo, tập huấn. - Hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp lập, triển khai các Dự án đầu tư phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn. - Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát triển sản xuất cây ăn quả với cơ quan thường trực và cơ quan chủ trì thực hiện đề án để tổng hợp báo cáo UBND huyện. 4.3. Tiến độ thực hiện đề án - Năm 2016 triển khai công tác đào tạo, tập huấn, tham quan học tập mô hình, xậy dựng kế hoạch triển khai, thành lập ban quản lý thực hiện đề án, triển khai hỗ trợ thâm canh 50 ha nhãn muộn và 10 ha vùng trồng xuất khẩu sang Mỹ. - Năm 2017 triển khai đồng loạt các mô hình trồng và thâm canh cây chuối, bưỡi diễn, cam canh, Thanh Long: - Năm 2018, triển khai xây dựng hạ tầng vùng trồng CAQ tập trung, triển khai xây dựng thương hiệu cho Nhãn, bưởi diễn và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm quả trong vùng thâm canh. - Năm 2016-2018, xây dựng vùng sản xuất Nhãn, chuối, cam Vietgap, mỗi vùng từ 20-30 ha. - Năm 2020, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án Phòng Nông nghiệp & PTNT
Quyết định công nhận kết quả tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Khoái Châu năm 2024
Bàn giao công trình sửa chữa nhà ở cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Vượng là vợ liệt sĩ Nguyễn Đăng Báy tại khu phố Vinh Quang, Thị trấn Khoái Châu
Hội đồng Khoa học UBND huyện Khoái Châu đã xây dựng kế hoạch: Ứng dụng công nghệ đèn Led để điều khiển ra hoa trái vụ cho thanh long ruột đỏ
Hội đồng khoa học huyện Khoái Châu triển khai mô hình “trồng dưa lưới trong nhà màng” trên địa bàn huyện
Hiệu quả thực tiễn của đề án “Phát triển cây ăn quả tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020”