Hội đồng Khoa học UBND huyện Khoái Châu đã xây dựng kế hoạch: Ứng dụng công nghệ đèn Led để điều khiển ra hoa trái vụ cho thanh long ruột đỏ

Hội đồng Khoa học UBND huyện Khoái Châu đã xây dựng kế hoạch: Ứng dụng công nghệ đèn Led để điều khiển ra hoa trái vụ cho thanh long ruột đỏ

Ngày 02/03/2021, Hội đồng Hội đồng Khoa học UBND huyện Khoái Châu đã xây dựng kế hoạch Đề tài nghiên cứu khoa học:
Tên mô hình: Ứng dụng công nghệ đèn Led để điều khiển ra hoa trái vụ cho thanh long ruột đỏ
Thời gian thực hiện: 10 tháng (từ tháng 03/2021 đến tháng 12/2021);
Lĩnh vực khoa học: Nông, lâm, ngư nghiệp;
Tổ chức chủ trì: Hội đồng khoa học huyện Khoái Châu;
Địa chỉ: Thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên;
Số, ký hiệu: 01/KH-HĐKH  ; ngày thực hiện:  02/03/2021
Họ và tên tổ trưởng tổ chức: Đào Hải Ngọc - PCT UBND huyện Khoái Châu
Đơn vị thực hiện: Phòng Nông nghiệp & PTNT (Đ/c Nguyễn Văn Đạt - Trưởng phòng chủ trì)
Đơn vị phối hợp thực hiện: Phòng Kinh tế - Hạ tầng
I. Thông tin chung
1. Tên mô hình: Ứng dụng công nghệ đèn Led để điều khiển ra hoa trái vụ cho thanh long ruột đỏ.
2. Tính cấp thiết cần triển khai thực hiện mô hình
Thanh long ruột đỏ còn có tên gọi là thanh long Nữ Hoàng (tên khoa học là Hylocereus). Giống ruột đỏ có chứa Lycopene, là một chất chống ôxy hoá thiên nhiên, có thể chống ung thư, bệnh tim và làm giảm huyết áp. Đây là loại trái cây rất đẹp mắt và có lợi cho sức khoẻ, giá bán cao hơn thanh long ruột trắng và rất dễ tiêu thụ.
Hiện nay tại huyện Khoái Châu, thanh long ruột đỏ đã được trồng ở các xã Nhuế Dương, Đại Hưng, Thuần Hưng... Tuy nhiên, việc phát triển thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện vẫn chủ yếu là tự phát, phân tán, nhỏ lẻ nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế, đầu tư thâm canh thấp, sản xuất theo kiểu truyền thống, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Thanh long là cây ngày dài, trổ hoa trong điều kiện ngày dài đêm ngắn. Vì thế, muốn cây thanh long ra hoa trái vụ người ta thường thắp đèn vào ban đêm để kích thích sự ra hoa. Những năm trước đây, nông dân thường sử dụng bóng đèn sợi đốt (đèn tròn), có dãy ánh sáng trắng-đỏ với bước sóng từ 400-700nm để kích thích cây ra hoa trái vụ. Gần đây, việc sử dụng bóng đèn tròn để kích thanh long ra  hoa đã dần được thay thế bằng bóng đèn Compact do việc sử dụng bóng đèn Compact tiết kiệm điện và bền hơn bóng đèn tròn. Tuy nhiên, việc xử lý ra hoa trên thanh long bằng bóng đèn sợi đốt và bóng đèn Compact rất tốn điện, độ bền của bóng đèn không cao.
Để góp phần giải quyết vấn đề trên, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm quả, giảm chi phí cho người nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc trồng thanh long, Hội đồng khoa học huyện Khoái Châu xây dựng mô hình “ứng dụng công nghệ đèn Led để điều khiển ra hoa trái vụ cho thanh long ruột đỏ” tại địa bàn xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Đèn Led không chứa các chất độc hại như đèn huỳnh quang, đèn compact, đèn được làm từ vật liệu nhựa cao cấp, có tác dụng chống chịu được nắng mưa, các tác động của môi trường. Ánh sáng từ đèn led là loại ánh sáng đỏ, có phổ ánh sáng phù hợp kích thích ra hoa và tỷ lệ đậu quả cao hơn hẳn so với các phổ ánh sáng thông thường khác. Mô hình được triển khai thực hiện giúp tiết kiệm điện, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, rải vụ thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên một ha canh tác, giúp nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân.
3. Quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện
- Quy mô: 3.200m2
- Địa điểm: tại xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
- Thời gian: từ tháng 03 năm 2021 đến tháng 2 năm 2022
4. Đơn vị triển khai, đơn vị phối hợp thực hiện
- Đơn vị triển khai thực hiện: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Khoái Châu
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Khoái Châu
5. Đơn vị quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Khoái Châu
II. Mục tiêu, nội dung, phương án tổ chức và tiến độ thực hiện
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
- Việc sử dụng công nghệ đèn Led trong xử lý ra hoa trên cây thanh long giúp người nông dân chủ động thời vụ, rải vụ thu hoạch, điều khiển ra hoa theo ý muốn; việc sử dụng đèn Led chiếu sáng sẽ ít tốn điện hơn, giúp tiết kiệm điện, tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả, từ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên một ha canh tác, giúp nâng cao thu nhập và đời sống cho bà con nông dân.
- Việc xây dựng mô hình góp phần hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, giá trị cao, góp phần thực hiện thành công chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ đèn Led để điều khiển ra hoa thanh long ruột đỏ, với diện tích: 3.200m2
 
 
 
Phòng Nông nghiệp & PTNT

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
94 người đang online