Thứ tư, ngày 18 tháng 9 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Giới thiệu: huyện Khoái Châu

Đăng ngày 02 - 02 - 2018
100%

Khoái Châu là huyện đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên bờ tả ngạn của sông Hồng ...

Trung tâm Thị trấn Khoái Châu

 

 SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, ĐỊA HÌNH
Khoái Châu là huyện đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên bờ tả ngạn của sông Hồng, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Kim Động, phía Đông giáp huyện Ân Thi, phía Đông Bắc và Bắc giáp huyện Yên Mỹ, phía Tây Bắc giáp huyện Văn Giang. Phía Tây giáp các xã nằm trong các huyện của Hà Nội: xã Tự Nhiên, Thống Nhất, Vạn Điểm, Lê Lợi của huyện Thường Tín (ở chính phía tây) và Văn Nhân, Thuỵ Phú, Hồng Thái của huyện Phú Xuyên (ở phía Tây Nam), ranh giới là  sông Hồng.
Huyện bao gồm thị trấn Khoái Châu và 24 xã. Dân Số: 200.362 người với mật độ: 1.531 người/ km².
- Tài nguyên đất: Khoái Châu có diện tích đất tự nhiên là 130,86km2, trong đó đất nông nghiệp có 8.779 ha chiếm 67,09% (đất canh tác là 7.280,9 ha chiếm 82,94% đất nông nghiệp), đất chuyên dùng 2.526,3 ha chiếm 19,31% đất ở có 1.046,9 ha chiếm 8%, đất chưa sử dụng 733,83 ha chiếm 5,61%.
- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản chính của Khoái Châu chỉ có nguồn cát ven sông Hồng và một số đất sét sản xuất gạch ngói có thể phát triển khai thác phục vụ nhu cầu xây dựng. Theo các tài liệu thăm dò địa chất, tại vùng đồng bằng sông Hồng trong đó có Khoái Châu tồn tại trong lòng đất một mỏ than nâu rất lớn nằm trong lớp trầm tích Nioxen với trữ lượng dự báo hàng trăm tỷ tấn, nhưng ở độ sâu 300 - 1.700m.
- Nguồn nước: Khoái Châu nằm trong hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất ở miền Bắc, do có nguồn nước phù sa bồi đắp đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế và dân sinh của huyện. Từ độ sâu 50 - 110m, huyện có nguồn nước ngầm khá tốt.
- Giao thông: Khoái Châu có 964,5 km đường bộ, trong đó 53,3km đường tỉnh và quốc lộ; 19,3 km đường tỉnh uỷ thác cho huyện quản lý; 34,9km đường huyện; 857km đường do xã, thôn quản lý. 100% số xã có đường rải bằng vật liệu cứng đảm bảo ô tô đi vào trung tâm xã.
- Tiềm năng du lịch của Khoái Châu khá phong phú cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Toàn huyện có 22 di tích lịch sử được xếp hạng, trong đó đáng chú ý nhất là quần thể Đền Đa Hòa - Bình Minh, Đền Hóa - Dạ Trạch gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung nằm trong tuyến du lịch chính trên sông Hồng (Hà Nội - Phố Hiến). Đền Dạ Trạch gắn với các địa danh lịch sử oai hùng của Triệu Quang Phục chống giặc nhà Lương.
 
* Những thuận lợi, khó khăn
Thuận lợi: Với truyền thống của một huyện anh hùng, các cấp ủy Đảng, Chính quyền luôn luôn phát huy tốt sức mạnh đoàn kết, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có hiệu quả nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhân dân Khoái Châu vốn giàu truyền thống cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động, lực lượng lao động dồi dào và yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế -  xã hội của huyện.
Khó khăn: Là huyện thuần nông, hệ thống giao thông phát triển chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu cần phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhất là trong tình hình hội nhập kinh tế như hiên nay.
Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Đoàn đại biểu lãnh đạo hai tỉnh Hưng Yên và Hà Tĩnh dâng hương tại Nhà thờ bà Hoàng Thị Loan,...(17/08/2023 2:21 CH)

    Nhà thờ bà Hoàng Thị Loan(01/10/2021 5:10 CH)

    Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá(30/09/2020 5:41 CH)

    Lễ cắt băng khánh thành nhà truyền thống di tích lịch sử Cây đa Sài thị(14/08/2020 9:53 SA)

    Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư Thọ Bình(07/11/2016 2:01 CH)

    Khoái Châu có 38 lễ hội truyền thống mỗi năm(25/10/2016 2:01 CH)

    Đình Thọ Bình(14/05/2012 2:22 CH)

    °
    117 người đang online