Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Hội đồng khoa học huyện Khoái Châu triển khai mô hình “trồng dưa lưới trong nhà màng” trên địa bàn huyện

Đăng ngày 03 - 10 - 2019
100%

Hiện nay, mô hình trồng dưa lưới chất lượng cao khá phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước...

Ảnh minh họa

 

Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao; có nguồn gốc từ Ấn Độ và châu Phi. Hiện nay dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu bán tươi và được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Không những thế, thành phần của dưa lưới có chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, có khả năng phòng chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch, nhiều chất xơ và là nguồn phong phú beta-carotene, acid folic, kali và vitamin C, A giúp điều hòa huyết áp, ngừa sỏi thận, lão hóa xương,...
Hiện nay, mô hình trồng dưa lưới chất lượng cao khá phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất dưa lưới tạo ra sản phẩm chất lượng, sạch bệnh và an toàn thực phẩm đang là hướng phát triển mới, bền vững. Mô hình này giúp đẩy mạnh sản xuất tiến tới nền nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất, thực hiện tốt kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về phát triển cây ăn quả ở huyện nói chung, cây dưa lưới nói riêng, Hội đồng khoa học huyện Khoái Châu triển khai mô hình “trồng dưa lưới trong nhà màng”. Mô hình được triển khai thực hiện, sẽ góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên một ha canh tác, giúp nâng cao thu nhập và đời sống cho bà con nông dân, đảm bảo an toàn thực phẩm.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA MÔ HÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Phát triển trồng cây dưa lưới là góp phần thực hiện chủ trương của tỉnh về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm khai thác ngày càng tốt hơn tiềm năng, lợi thế của địa phương. Xây dựng vùng sản xuất dưa lưới trong nhà lưới theo hướng hàng hóa ổn định, tập trung, tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hiệu quả kinh tế cao; góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và cải thiện môi trường sinh thái.
II. QUY MÔ
- Trồng dưa lưới trong nhà màng với diện tích 1.680 m2 tại xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu.Hộ dân tham gia, đối ứng kinh phí thực hiện mô hình: ông Đỗ Văn Hùng, thôn Cao Quán, xã Hồng Tiến.
III. DỰ  TOÁN NHU CẦU VÔN CỦA MÔ HÌNH
1. Tổng mức đầu tư xây dựng mô hình là: 283.119.000 đ (Hai trăm tám mươi ba triệu, một trăm mười chín nghìn đồng). Trong đó: Ngân sách đề nghị hỗ trợ 87.020.000đ, nông dân đóng góp 199.087.000 đ. Nguồn vốn hỗ trợ chi tiết như sau:
 
 
TT
Nội dung
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
(1.000 đ)
Thành tiền
(1.000 đ)
Trong đó:
 
Ngân sách hỗ trợ
Vốn của dân
 
 
1
Giống
cây
2.750
4
11.000
11.000
0
 
2
Vật tư làm nhà lưới
m2
1.650
149
245.808
73.742
172.066
 
3
Phân bón, thuốc BVTV
 
 
 
7.592
2.277,6
5.314
 
4
Vật tư mau hỏng
 
 
 
6.747
 
6.747
 
5
Công
HN
88
170
14.960
0
14.960
 
Tổng cộng:
 
 
 
286.107
87.020
199.087
 
 
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về lao động:
          Với diện tích 1680m2 dưa lưới cần tổng khoảng 88 công lao động. Ngoài lao động sẵn có, khi có nhu cầu các hộ có thể thuê lao động ngoài, do đó góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động địa phương trong và ngoài xã.  
2. Giải pháp về kỹ thuật
          2.1. Thời vụ
 - Vụ Xuân: vào bầu từ trung tuần tháng 2 đến đầu tháng 3.
 - Vụ Thu đông: vào bầu từ trung tuần tháng 8 đến đầu tháng 9.
          2.2. Làm đất, khoảng cách trồng
Đất trồng dưa lưới tốt nhất là đất tơi xốp, sạch cỏ dại, tưới tiêu chủ động, không có nguồn bệnh.
Làm giàn:Giàn đứng (chữ I), luống rộng 1,3 -1,4m, mặt luống rộng 0,8-1m. Trồng 1 hàng trên luống: Hàng x hàng: 1,3 -1,4 m, cây x cây: 0,3 -0,4 m (tùy theo giống). Mật độ trồng: 18.000- 25.000 cây/ha.
          2.3. Làm bầu, gieo hạt, ra cây con
Ngâm ủ hạt: Ngâm hạt 3 giờ trong  nước ấm, sau đó đưa hạt vào ủ ở nhiệt độ 28-320C  cho đến khi hạt nứt nanh thì tiến hành tra hạt vào bầu đã chuẩn bị sẵn.
Nguyên liệu làm bầu: Sử dụng giá thể tự phối trộn bao gồm: 60% đất, 20% xơ dừa, 20% trấu hun hoặc sử dụng  các viên nén ươm hạt. Sau đó, tiến hành vào bầu (kích thước bầu:  6 x 6 x 6 cm).
Tưới ẩm giá thể và tra hạt đã nảy nứt nanh vào bầu, sau đó phủ 1 lớp đất bột cộng trấu hun lên trên. Sau 2-3 ngày thì cây mọc, thường xuyên chăm sóc và tưới nước giữ ẩm cho vườn ươm. Khi cây có  1 - 2 (tùy thời vụ) lá thật thì tiến hành ra cây.
2.4. Phân bón
Lượng phân và cách bón cho 1680 m2.
Loại phân
 
Thời kỳ bón
Vi sinh
(kg)
Super lân
(kg)
Đạm Urê
(kg)
NPK 15:15:15
(kg)
NPK 16:16:16
(kg)
Phân K2SO4
(kg)
Bón lót
Trước trồng
756
156
-
250
-
-
Tưới thúc
Sau trồng 5 ngày
-
6
5
-
-
-
Sau trồng 10 ngày
-
-
-
28
-
-
Sau trồng 20-25 ngày
-
-
-
28
-
1,5
Sau thụ phấn 7 – 10 ngày
-
-
-
30
-
1,5
Sau thụ phấn 14 -18 ngày
-
-
-
-
21
3,5
Tổng
756
156
5
336
21
6,5
 
Ngoài ra, bón lót chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma. Sau trồng 2-3 ngày tưới 28 lít/ha chế phẩm kích thích ra rễ A-K (công ty Bắc Á).
2.5. Chăm sóc
Giai đoạn cây con: Mỗi hốc trồng 1 cây. Trong giai đoạn này cần thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất, bộ rễ của cây phát triển mạnh, ăn rộng.
Khi cây có 4-5 lá thật, tiến hành làm giàn chữ I. Tỉa bỏ toàn bộ các nhánh bên dưới nách lá thứ 13, để lại các nhánh mang hoa cái từ nhánh thứ 13 đến nhánh thứ 18.
Giai đoạn ra hoa, đậu quả:
- Khi hoa cái nở tiến hành thụ phấn bổ sung vào buổi sáng (7-11 h).
- Khi quả to bằng quả trứng tiến hành tuyển quả: Chọn quả phát triển cân đối, không bị dị dạng, sâu bệnh và chỉ để lại 1 quả/cây. Trên nhánh mang quả đã chọn, bấm ngọn chỉ để lại 2 lá nuôi quả (tính cả lá mang quả).
- Khi quả có đường kính khoảng 8-10cm, tiến hành treo quả bằng túi lưới hoặc treo quả bằng dây nilon.
- Khi cây đạt chiều cao 2-2,5 m (tương đương 25- 30 lá thật, hay cây đã leo kín giàn) tiến hành bấn ngọn chính và các nhánh phía trên quả nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho giàn.
Giai đoạn trước thu hoạch:
- Chăm sóc, làm cỏ ,tưới nước, bón phân theo cách bón như trên.
- Thăm đồng thường xuyên, đánh giá tình hình sâu bệnh, có những biện pháp phòng trừ kịp thời, hạn chế sâu bệnh lây lan trên diện rộng.
- Trước thu hoạch 15 ngày hạn chế tưới nước, trước thu hoạch 10 ngày dừng tưới nước.
2.6. Phòng trừ sâu bệnh
Cây dưa lưới có khả năng chống chịu sâu bệnh kém do đó công tác phòng trừ sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng phát triển cũng như năng suất của cây.
Các tác nhân gây bệnh chính trên cây dưa lưới chủ yếu là nấm, vi khuẩn, virus. Trong đó các bệnh do nấm gây là là chủ yếu. Vì vậy, cần tiến hành phun các loại thuốc gốc đồng, kẽm phòng bệnh 7 ngày/lần.
3. Về cơ chế chính sách:
Để thực hiện mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao đề nghị Sở Khoa học và công nghệ tỉnh hỗ trợ mô hình trong 03 năm 2016 - 2018 với kinh phí 300 triệu đồng (100 triệu đồng/năm).
Phần kinh phí còn lại do hộ nông dân tham gia mô hình tự lo.

 

 

Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Kết quả Chương trình mô hình ứng dụng công nghệ đèn Led để điều khiển ra hoa thanh long ruột đỏ(30/10/2022 6:15 CH)

    Hội đồng Khoa học UBND huyện Khoái Châu đã xây dựng kế hoạch: Ứng dụng công nghệ đèn Led để điều...(02/03/2021 6:05 CH)

    Hiệu quả sử dụng mô hình "trồng dưa lưới trong nhà màng"(06/11/2019 5:55 CH)

    Hiệu quả thực tiễn của đề án “Phát triển cây ăn quả tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn...(30/07/2019 6:14 CH)

    Đề án: “Phát triển cây ăn quả tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020” (30/06/2019 6:08 CH)

    °
    107 người đang online