Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Hiệu quả thực tiễn của đề án “Phát triển cây ăn quả tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020”

Đăng ngày 30 - 07 - 2019
100%

Hiệu quả kinh tế khi triển khai thực hiện Đề án ...

 

Ý nghĩa thực tiễn của đề án
1. Hiệu quả kinh tế
- Đến năm 2020, diện tích cây ăn quả đạt 3.200 ha, năng suất, sản lượng cây ăn quả tăng thêm từ 7-10%, sản lượng quả sản xuất ra ước đạt 70.000 - 80.000 tấn.
- Giá trị sản xuất cây ăn quả đạt 200 triệu đồng/ha/năm; trong đó các hộ tham gia mô hình đạt giá trị từ 350 - 400 triệu đồng/ha/năm.
2. Hiệu quả xã hội, môi trường
- Khi Đề án được thông qua, mỗi 1 ha cây ăn quả sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 15 - 20 người. Các mô hình điểm trình diễn sẽ là hạt nhân mở rộng, là nơi để các hộ nông dân đến thăm quan học tập, từng bước nâng cao chất lượng quả, từng bước đưa ngành sản xuất cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trở thành một trong những ngành sản xuất chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt.
- Phát triển các vùng cây ăn quả góp phần cải thiện môi trường sinh thái, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp và bảo vệ sức khỏe của nhân dân huyện Khoái Châu.
3. Đối tượng hưởng lợi của đề án
Tăng thu nhập trực tiếp cho người nông dân trong vùng thực hiện đề án nói riêng, người nông dân trong huyện nói chung.
Tăng cơ hội cho người dân tiếp cận các vấn đề xã hội như: Tiếp cận với khoa học công nghệ, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đầu tư nuôi dậy con cái học tập... nâng cao năng lực sản xuất, quản lý và đời sống; từng bước thoát khỏi vòng luẩn quẩn “Thu nhập thấp -Tích luỹ ít - Đầu tư ít -Năng suất thấp -Thu nhập thấp”
Nâng cao đời sống nhân dân, ổn định Chính trị - Xã hội trong huyện: Việc làm, thu nhập của người dân được nâng lên do chủ yếu dựa vào chính năng lực nội sinh, sẽ góp phần không nhỏ cho việc ổn định tình hình Chính trị, trật tự an toàn xã hội tại huyện Khoái Châu.
4 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề án
a. Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Khoái Châu phù hợp phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển cây ăn quả nói riêng.
- Huyện có vị trí gần thủ đô Hà Nội, hệ thống giao thông thuận lợi giúp cho việc vận chuyển lưu thông hàng hóa nông sản tốt. Thị trường tiêu thụ rộng, hình thành những điểm thu mua nông sản tập trung tại các xã (trong đó có chợ đầu mối của huyện nằm tại xã Đông Tảo) để vận chuyển đi tiêu thụ tại các tỉnh lân cận, các khu đô thị, nhà hàng, khách sạn, khu dân cư...
- Người dân có điều kiện tiếp cận với nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới thông qua các lớp tập huấn, qua báo, đài, internet..., kết hợp với kinh nghiệm sản xuất của họ.
- Huyện ủy, UBND huyện quan tâm lãnh đạo chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, trong việc ổn định tình hình xã hội, an ninh trật tự và nâng cao đời sống nhân dân.
b. Khó khăn
- Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả nói riêng tại huyện Khoái Châu chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, thời tiết diễn biến phức tạp khiến cho việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn
- Sản xuất cây ăn quả của huyện cơ bản theo vùng, tuy nhiên vẫn còn tình trạng manh mún, đan xen các loại cây ăn quả với nhau.
- Công tác dồn thửa đổi ruộng khó khăn do người dân đã trồng cây ăn quả lâu năm ổn định, vì vậy khó xây dựng được các mô hình tập trung với diện tích lớn.
- Thị trường tiêu thụ không ổn định, nhất là thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc, giá cả biến động, xảy ra tình trạng được mùa mất giá.
- Việc áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất còn hạn chế, chủ yếu áp dụng ở khâu làm đất, phun thuốc BVTV, còn khâu trồng, chăm sóc khác và thu hoạch hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch trong huyện còn chưa phát triển, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là bán tươi (một số cơ sở nhỏ làm long nhãn nhưng trang thiết bị thô sơ, chưa đảm bảo VSATTP).
- Hàng năm, huyện đã thành lập các đoàn thanh tra định kỳ, lấy mẫu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên vẫn chưa kiểm soát hết được tất cả vùng.
- Về tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc: Một số nhà vườn có trình độ thâm canh khá còn đa số các hộ nông dân thấy trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao nên làm theo, chính vì vậy chất lượng sản phẩm không đồng đều.
- Công tác Đảng chính quyền, đoàn thể một số nơi có lúc còn yếu kém, công tác tổ chức bố trí cán bộ ở cơ sở còn nhiều bất cập, chưa đủ sức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam ra nhập WTO, chỉ đạo ngành nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hoá càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết cộng với cơ chế dân chủ hoá thì càng đòi hỏi     cán bộ phải nâng cao trình độ về mọi mặt... nếu không sẽ kìm hãm phát triển sản xuất.
Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Kết quả Chương trình mô hình ứng dụng công nghệ đèn Led để điều khiển ra hoa thanh long ruột đỏ(30/10/2022 6:15 CH)

    Hội đồng Khoa học UBND huyện Khoái Châu đã xây dựng kế hoạch: Ứng dụng công nghệ đèn Led để điều...(02/03/2021 6:05 CH)

    Hiệu quả sử dụng mô hình "trồng dưa lưới trong nhà màng"(06/11/2019 5:55 CH)

    Hội đồng khoa học huyện Khoái Châu triển khai mô hình “trồng dưa lưới trong nhà màng” trên địa...(03/10/2019 5:49 CH)

    Đề án: “Phát triển cây ăn quả tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020” (30/06/2019 6:08 CH)

    °
    122 người đang online