Thứ hai, ngày 29 tháng 4 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Triển khai chính sách tín dụng mới đối với người chấp hành xong án phạt tù

Đăng ngày 02 - 11 - 2023
100%

Triển khai chính sách tín dụng mới đối với người chấp hành xong án phạt tù

 

Nhằm tạo điều kiện và giúp những người chấp hành xong án phạt tù sớm trở thành công dân có ích cho xã hội thì ngày 17/8/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg và có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2023. Đây là một chủ trương, chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta.
       Để kịp thời triển khai chương trình tín dụng mới có hiệu quả và đi vào cuộc sống, Ngân hàng CSXH Việt Nam đã chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời trên tinh thần Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó có quy định cụ thể như sau:
1/ Về đối tượng vay vốn:
a) Người chấp hành xong án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.
       Quyết định nêu rõ điều kiện vay vốn là người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội; cơ sở sản xuất kinh doanh được thành lập và hoạt động hợp pháp, sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù và có phương án vay vốn.
2/ Mục đích sử dụng vốn vay:
a) Chi phí việc học tập, sinh hoạt của người chấp hành xong án phạt tù trong thời gian theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chi phí này bao gồm: Học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập; chi phí ăn, ở, đi lại.
b) Đối với vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm: Chi phí để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm gồm chi phí cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm.
3/ Mức vốn cho vay:
a) Đối với vay vốn để đào tạo nghề: Mức vốn cho vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.
b) Đối với vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm: mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù; mức vốn cho vay tối đa đối với cơ sở sản xuất kinh doanh là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
4/ Thời hạn cho vay:
a) Đối với vay vốn đào tạo nghề : 
- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ. 
- Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày nhận món vay đầu tiên cho đến ngày kết thúc khóa học, kể cả thời gian người chấp hành xong án phạt tù được các cơ sở đào tạo nghề cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). 
- Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do NHCSXH quy định, như sau:
+ Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá 01 năm thời hạn trả nợ tối đa bằng 02 lần thời hạn phát tiền vay.
+ Đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
b) Đối với vay vốn để sản xuất kinh doạnh, tạo việc làm: Thời gian cho vay tối đa 120 tháng. Thời gian cho vay cụ thể do Ngân hàng CSXH xem xét, quyết định trên cơ sở căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn để thỏa thuận với khách hàng vay vốn.
5/ Lãi suất cho vay:
- Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
6/ Phương thức cho vay: Phương thức cho vay được thực hiện thông qua hộ gia đình; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện theo phương thức cho vay trực tiếp. Ngân hàng CSXH nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội.
       Việc quy định các nguồn vốn để bố trí cho vay theo Quyết định số 22/2023, thể hiện sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ nhằm huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, trong đó có nguồn vốn từ ngân sách địa phương hằng năm ủy thác qua NHCSXH để cho vay. Được biết, ngay trong ngày 10/10/2023, phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Khoái Châu đã thực hiện giải ngân nguồn vốn tín dụng theo QĐ số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho 1 khách hàng với số tiền 100 triệu đồng. Thực hiện nội dung này cũng chính là tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến đúng đối tượng thụ hưởng góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.
 
Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Khoái Châu kiểm tra giám sát hoạt động quản lý...(22/04/2024 9:14 SA)

    Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Khoái Châu triển khai mở tài khoản an sinh xã hội(12/04/2024 9:18 SA)

    Ngân hàng CSXH huyện Khoái Châu tiếp tục tuyên truyền công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại...(02/04/2024 2:41 CH)

    Liên đoàn Lao động huyện tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác tài chính công đoàn năm 2024(27/03/2024 3:43 CH)

    Chương trình cho vay người chấp hành xong án phạt tù tại NHCSXH: Một chính sách mới rất nhân văn(08/03/2024 1:17 CH)

    Phát huy hiệu quả nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội trong công tác giảm nghèo, an sinh xã...(01/03/2024 2:33 CH)

    Khoái Châu nhiều đối tượng chính sách, hộ nghèo được vay vốn phát triển kinh tế và có việc làm ổn...(21/02/2024 7:07 SA)

    °
    91 người đang online