
Trên giải sông Hồng có ngôi đền thuộc thôn Nghi Xuyên xã Chí Tân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Được nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp Quốc Gia ( trong quần thể di tích lịch sử đình đền Cót). Cạnh đền phía Bắc có đền thờ Tứ Phủ, về phía Nam có đền thờ Mẫu hiệu Phương Hoa công chúa đời nhà Lê phong sắc trung đẳng thần - sinh vi đế nữ thị thần tiên, tạ vị trung đẳng Lưu Quốc Phả. Đền hình chữ Đinh nội cung ngoại sảnh, trong đền có nhiều cổ vật đồ đồng, sành , sứ, đồ gỗ, có bốn chiếc Ngai thờ, hai chiếc thờ Lão Ông, Lão Bà, hai chiếc thờ Đinh Lang và Hoàng Lang. Có bốn cánh cửa đời nhà Lý ban cho. Đục xuyên khổng bốn pho tượng văn tả trương ban Nguyễn Sáng và Lê Đẳng Tích, Trần Hưng hãy còn lưu giữ được, có ba hoành phi, một khảm trai vạn cổ anh linh, một bức thánh cung vạn tuế, một bức thượng đẳng linh từ. Có bức châm từ vua Tự Đức ban tặng. Trong ngọc phả đền có 20 sắc phong từ đời nhà Lý đến đời nhà Nguyễn. Vì thời gian quá lâu cho nên đã bị rách nát hiện còn 13 sắc phong những cổ vật quý hiếm. Vì đền xa làng cho nên kẻ xấu đã lấy trộm hiện nay chỉ còn những đồ quý hiếm bằng gỗ.
Xung quanh đền có hàng cây si bao trùm toàn bộ đền, từ xã trông như một khoảng rừng, đến nơi mới hiện ra là ngôi đền. Các nhà khảo cổ về thực vật cũng không rõ nguồn gốc từ đâu và có từ bao giờ. Đền cũ chiều dài 6m, chiều ngang là 4m xưa kia là nơi hoang vu rậm rạp quá trình phát triển của nhân dân thôn Nghi Xuyên, được phép của Bộ Văn hóa, đền xây dựng và tu xửa lại năm 2005.

Đền là nơi linh thiêng có tiếng trong vùng từ thời nhà Lê Trung Hưng đánh nhà Mạc, hàng năm mở hội vào ngày 10/2.
Hải Hưng ngày 10 tháng 6 năm 1995. Sao y bản chính, người dịch: Lão nghệ nhân Thành Thái giám đốc sở Tăng Bá Hoành. Thuộc đời nhà Lý:
Ở làng Thụy Trai huyện Vĩnh Thuận có ông bà Nguyễn Công, phúc hậu hiền lành nhưng muộn sinh nở, một hôm Thái Bà nằm mộng thấy sao rơi vào miệng bà sợ hãi nói với chồng. Nguyễn Công liền nói: " Nếu quả mộng như vậy tất trời cho sinh con, sự thực hư trong mộng hãy để nghiệm sau", được 100 ngày Thái Bà quả nhiên có mang đến kỳ mãn nguyệt khai hoa sinh ra một gái, sinh vào ngày 15 tháng 3 năm 1013 (Quý Sửu). Hình dung yểu điệu, mắt phượng mày ngài, mắt ngọc da trắng như Hằng Nga, môi son má phấn khi sinh thoang thoảng mùi hương xạ, ông bà rất yêu quý.
Tròn 3 tháng đặt tên là Hiếu Nương, đến khi 3 tuổi, ngày 5 tháng 9 năm ấy Thái Công mắc bệnh qua đời, Thái Bà làm lễ an táng. Sau 3 năm phục tang, Thái Bà có một người dì lấy chồng ở phường Thụy Trai, huyện Vĩnh Thuận làm nghề buôn bán vải tơ lụa ở chợ Vĩnh Thuận, Thái Bà và Hiếu Nương ở với dì. Hiếu Nương đã đến tuổi trăng tròn 17 như một bông hoa, mười phần xuân xắc mười phân vẹn mười, như chim xa cá lặn, nguyệt thẹn hoa nhường, công dung ngôn hạnh, tứ đức vẹn toàn, cung thiên khóa ngọc thực gia nghiêng thành, trời âu đã định như ngọc còn đợi giá cao. Ngày nào đó vua Lý Thánh Tôn ra ngự ngoài thành mọi người tụ hội đến xem nhà vua, Vua Lý Thánh Tôn nhìn thấy Hiếu Nương đứng xem ở bên phải lề đường, thấy nàng dung nha rất đẹp nhà vua thầm nghĩ đây không phải là người thường quê có được cũng không phải là người con gái ở chốn Bồng Doanh thì cũng là một kiểu nương ở nơi Long Uyển. Vua rất đẹp ý hài lòng và sai sứ thần mang trầu cau đến hỏi cưới và nhà vua rước nàng về là thứ phi thứ 9.
Vua vui lòng sai lập cung tại phường Thụy Trai, cung chia làm 3 phần là Phúc Long mặt quay đầu về chầu tổ, đứng ở cổ rồng hai bên bờ chầu lại nhu non cao ở trước. Vua bèn chuẩn cho chỗ ấy là phường Thụy Trai là Thủ lệ. Từ đó Thủ Lệ nơi thượng uyển của nhà vua. Sau 3 năm Thái Bà lâm bệnh qua đời ở phường Thụy Trai nhà vua và bách quan đến làm lễ thụ tang. Qua 3 năm Hiếu Nương qua hồ tây tắm gội để vào chầu vua, trong lúc tắm gội thấy một con Rảo Long quấn chặt lấy Hiếu Nương lúc này Hiếu Nương bất tỉnh hôn mê, cung nữ rước Hiếu Nương về cung và từ đấy Hiếu Nương mang thai tới 14 tháng mới sinh.

Một hôm Hiếu Nương ngồi ở hoa viên chợt thấy một đại trượng phu mình cao 9 thước đầu đội mũ rồng, mình mặc cẩm bào cưỡi rồng đến thẳng chỗ Hiếu Nương đang ngồi và nói rằng tôi vốn là con vua Thủy Long Quân tên gọi là Hoàng Lang mượn cửa nhà vua để sau này dẹp giặc an dân. Lúc này Hiếu Nương bừng tỉnh, ngày 13 tháng 12 năm Giáp Thìn bỗng có một trận giá to trời đất mù mịt mùi thơm phưng phức ở chốn phòng loan, ánh sáng rực rỡ ở cả loan phòng Hiếu Nương sinh ra một người con trai mình phượng, cổ rồng, hàm én, mày hổ dáng hình cao lớn, mặt mũi khôi ngô sau lưng có 28 ngôi sao như vẩy lân. Một hàng giữa cung có sao bắc đẩu diện điểm như hạt minh châu chia làm thất điền. Sinh được 7 ngày nhà vua cứ theo mộng mà đặt tên là Hoàng Lang. Lúc này có Trịnh Vĩnh Trinh khởi binh rối loạn tại kinh bắc, mang chục vạn hùng binh, trăm viên thượng tướng. Sức mạnh của giặc làm rung động cả kinh thành, vận nước nghiêng ngửa quan quân lo sợ đành chịu bó tay, hàng ngày ở bên phòng tới tấp 4 - 5 lần cấp báo, nhà vua lo buồn bèn lập đàn tràng cầu tế trời đất. Trong khi lập đàn trời đất tối tăm 2 - 3 ngày, lúc này nhà Vua đang ngự tại cung Thái Hòa trời đang mưa gió nhà Vua thiếp đi thì thấy văng vẳng bên tai có tiếng vịnh thơ:
" Nước lúc lâm nguy có thánh tài,
Trời đã định rồi khá lo chi,
Bằng cầu tiên được thần nhân ấy,
Trịnh Vĩnh kinh hồn tán chạy ngay".