Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số

Đăng ngày 10 - 09 - 2023
100%

Đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số

 

Nghị quyết Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chương trình chuyển đổi số tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 xác định quan điểm chỉ đạo là: “Chuyển đổi số là công cụ quan trọng, xu hướng tất yếu trong lãnh đạo, điều hành kinh tế - xã hội của địa phương và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân nhằm phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển các nền tảng công nghệ số, chuyển đổi số tại tỉnh. Thay đổi căn bản nhận thức của cộng đồng, tư duy và ý chí quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò quyết định trong chuyển đổi số tại địa phương. Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; minh bạch hóa, tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuyển đổi sang nền hành chính công dựa trên nền tảng số; cung cấp thêm các dịch vụ công theo phương thức số (dịch vụ số) thân thiện, dễ sử dụng, mang lại giá trị gia tăng cho người dân. Chuyển đổi số là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; tạo sự thống nhất nhận thức và hành động về chuyển đổi số trong toàn xã hội ở tỉnh Hưng Yên”.

Để đưa nghị quyết vào cuộc sống, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27.9.2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Đối với xây dựng Chính quyền số quan tâm các giải pháp: Phát triển, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin Một cửa của tỉnh kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; cung cấp toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin Một cửa của tỉnh theo lộ trình phù hợp. Thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ, biểu mẫu, chế độ báo cáo của các ngành, lĩnh vực trên môi trường mạng; thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử, báo cáo điện tử phải được ký số bằng chữ ký số theo quy định giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và người dân; đồng bộ thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của các cơ quan nhà nước. Triển khai hiệu quả các dịch vụ trên nền tảng đô thị thông minh; Trung tâm giám sát, điều hành thông minh; lựa chọn đô thị điển hình của tỉnh để triển khai thử nghiệm đô thị thông minh trước, gắn liền phát triển dịch vụ đô thị thông minh với hệ thống chính quyền điện tử, phát triển bền vững kinh tế. Xác định mô hình triển khai thành công để phổ biến, nhân rộng.

Đối với Phát triển kinh tế số quan tâm các giải pháp: Phát triển thương mại điện tử của tỉnh. Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và phát triển bền vững, trong đó hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng. Tăng cường xây dựng các hệ thống hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử. Thúc đẩy việc áp dụng nhanh chóng nền tảng mã địa chỉ bưu chính trong hoạt động thương mại điện tử và logistic. Thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thay đổi quy trình sản xuất, tăng cường áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, sáng tạo ra các mô hình sản xuất mới hiệu quả hơn và từng bước chuyển dịch sang phương thức sản xuất mới.

Đối với phát triển xã hội số quan tâm các giải pháp: Bảo đảm 100% hệ thống cáp quang được phủ đến cấp xã và cơ bản các hộ gia đình có kết nối internet. Tham gia chương trình quốc gia và phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ có uy tín, có thương hiệu để triển khai chương trình phổ cập điện thoại di động thông minh với giá thành phù hợp với người dân. Triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, giám đốc điều hành các doanh nghiệp. Cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở cho tất cả người dân để nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nhờ công nghệ số, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số. Phổ cập việc thi trực tuyến; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập; phát triển các doanh nghiệp công nghệ phục vụ giáo dục hướng tới đào tạo cá thể hóa. 

Đồng chí Bùi Văn Sỹ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh triển khai các dự án ứng dụng CNTT bảo đảm tính đồng bộ, kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu, tránh chồng chéo về đầu tư trang thiết bị, phần mềm giữa các cơ quan, đơn vị và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường số. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân hiểu và từng bước thích ứng, thụ hưởng tiện ích mà chuyển đổi số mang lại...

Đồng chí Doãn Quốc Hoàn, Chủ tịch UBND thành phố Hưng Yên cho rằng: Trong những năm qua, thành phố Hưng Yên đã tích cực thực hiện chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Hiện tại, việc chuyển đổi số đã được thực hiện khá tốt đối với từng lĩnh vực, đơn vị riêng lẻ nhưng để vận hành tốt thành phố thông minh đòi hỏi phải có sự kết nối, chia sẻ, quản lý nguồn dữ liệu đầu vào và đầu ra của hệ thống. Thành phố đang tập trung xây dựng thành phố thông minh với sự hỗ trợ về hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông và nguồn nhân lực của Viettel Hưng Yên. Đây là hệ thống tổng quát với nguồn dữ liệu lớn, quan trọng đòi hỏi sự quản lý, vận hành của đội ngũ có trình độ, chuyên môn về công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Do vậy, tỉnh cần quan tâm tổ chức các chuyên đề đào tạo, tập huấn kiến thức cơ bản, nâng cao về chuyển đổi số và kiến thức, nghiệp vụ quản lý nhà nước trên nền tảng chuyển đổi số cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ tỉnh đến xã.


Đồng chí Lương Minh Thanh, Giám đốc Công ty Điện lực Hưng Yên cho biết: Với sự quyết tâm của Ban lãnh đạo, sự đồng lòng của tất cả cán bộ, công nhân viên công ty, Công ty Điện lực Hưng Yên phấn đấu đến hết năm 2022 sẽ hoàn thành việc chuyển đổi số. Trong đó, hoàn thành việc số hoá hợp đồng mua bán điện xong trước ngày 31.12.2021; hoàn thành công tác lắp đặt hệ thống thu thập dữ liệu từ xa tại 100% các TBA công và chuyên dùng; hoàn thành 100% chỉ tiêu số hóa dữ liệu công tơ điện tử… Doanh nghiệp mong muốn tỉnh có chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ số và sử dụng, cung cấp các dịch vụ số.

Đồng chí Đỗ Xuân Huấn, Chủ tịch UBND xã Tân Dân (Khoái Châu) chia sẻ: Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, của tỉnh, thời gian tới, xã Tân Dân tiếp tục thực hiện các giải pháp  để mỗi cán bộ, công chức và mỗi người dân trên địa bàn thống nhất nhận thức cho đúng, đủ về chuyển đổi số; tích cực tích lũy kiến thức về công nghệ thông tin, hướng đến 100% công dân trên địa bàn xã là những công dân điện tử. Cùng với đó, xã chú trọng huy động sự tài trợ của các doanh nghiệp công nghệ số như Viettel, VNPT... Các doanh nghiệp này đã hỗ trợ trải nghiệm miễn phí các nền tảng, ứng dụng trong thời gian đầu, đào tạo, hướng dẫn và chuyển giao công nghệ cho những người trẻ để hướng dẫn, lan tỏa đến người dân trong xã. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số cấp xã còn gặp nhiều khó khăn, là một quá trình lâu dài để thay đổi từ tư duy, nhận thức của cả người dân, cũng như các cán bộ cấp xã, cần sự vào cuộc, sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp. 

Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số đang trở thành động lực lớn để tạo ra sự phát triển đột phá trên các mặt quản lý, kinh tế, xã hội. Chuyển đổi số tạo ra sự thay đổi mang tính tổng thể và toàn diện từ Chính phủ đến các địa phương, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, người dân và trong mọi lĩnh vực. Trên cơ sở nhận diện những vấn đề cơ bản, một số nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình chuyển đổi số, mỗi địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần nhanh chóng hoạch định cho mình một chiến lược và kế hoạch hành động thực hiện chuyển đổi số phù hợp. 

Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai Đề án 06 trên địa bàn huyện Khoái Châu(29/01/2024 4:29 CH)

    Tập huấn nâng cao nhận thức kỹ năng về chuyển đổi số năm 2023(12/10/2023 3:49 CH)

    Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Khoái Châu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học(30/09/2023 4:33 CH)

    Khoái Châu: Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử(20/09/2023 2:47 CH)

    Thị trấn Khoái Châu trong công tác chuyển đổi số(14/09/2023 12:33 SA)

    Xã Đông Kết: Điểm sáng trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06(09/09/2023 2:46 CH)

    Phiên họp thứ nhất Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ(08/09/2023 8:57 CH)

    °
    14 người đang online